Xây dựng Coteccons (CTD) lỗ ròng 24 tỷ đồng trong quý II/2022

Trong quý II/2022, CTCP Xây dựng Coteccons báo lỗ 24 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 45 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế đạt 5,44 tỷ đồng, giảm 94,5% so với cùng kỳ.
Xây dựng Coteccons (CTD) lỗ ròng 24 tỷ đồng trong quý II/2022

CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) vừa công bố BCTC quý 2/2022, ghi nhận doanh thu hơn 3.280 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ xây dựng và cho thuê thiết bị xây dựng tăng trưởng. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp tương ứng tăng 60%.

Về chi phí, đáng chú ý trong kỳ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến, chủ yếu do phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 242 tỷ đồng cho dự án D’Capitale.

Kết quả, Công ty báo lỗ 24 tỷ đồng trong quý II năm nay, cùng kỳ lãi 45 tỷ đồng.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, CTD ghi nhận doanh thu 5.193 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 5,44 tỷ đồng, giảm 94,5% so với cùng kỳ.

Năm 2022, CTD đặt kế hoạch doanh thu 15.010 tỷ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 20 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới thực hiện được 27,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Đặc biệt, quý 2 năm nay CTD bắt đầu mang 220 tỷ đồng đi đầu tư cổ phiếu. Động thái này diễn ra trong bối cảnh TTCK giảm mạnh từ mức đỉnh thiết lập hồi quý 1/2022. Kết quả, CTD hiện đang phải trích lập 20,45 tỷ đồng dự phòng giảm giá chứng khoán cho danh mục đầu tư.

Trong đó, CTD đang đầu tư 30,47 tỷ đồng cổ phiếu FPT; 29,99 tỷ đồng cổ phiếu TCB, trích lập dự phòng 7,95 tỷ đồng; đầu tư 22,36 tỷ đồng cổ phiếu MWG; và đầu tư 136,78 tỷ đồng các cổ phiếu khác, đã trích lập dự phòng 12,5 tỷ đồng.

Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của CTD tăng 9,4% so với đầu năm lên 16.457 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 9.139,8 tỷ đồng, chiếm 55,5% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.698 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng tài sản.

Về nợ, khác với cơ cấu cũ không nợ vay, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn CTD dưới trướng chủ mới tăng thêm 1.312 tỷ đồng sau nửa năm, hiện chiếm 8% tổng nguồn vốn. Trong đó, trong kỳ CTD xuất hiện khoản vay nợ dài hạn gần 530 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...