Theo văn bản giải trình, lợi nhuận trước thuế Quý II/2019 của công ty này tăng 168,56% so với Quý II/2018 (tương ứng với 44,57 tỷ đồng). Cụ thể, lợi nhuận trước thuế Quý II/2019 của BCC là hơn 71 tỷ đồng. Đây là mức tăng ấn tượng so với Quý II/2018 khi chỉ ghi nhận ở mức gần 24,7 tỷ đồng.
Lý giải về sự thay đổi này, văn bản ghi rõ, nguyên nhân chủ yếu do doanh thu giảm 0,61% (tương ứng 608 tỷ đồng); giá vốn giảm 5,59% (tương ứng 48,85 tỷ đồng); chi phí bán hàng giảm 16,94% (tương ứng với 6,05 tỷ đồng); chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,14% (tương ứng 1,81 tỷ đồng); chi phí tài chính tăng 16,04% (tương ứng 3,86 tỷ đồng).
Tuy nhiên, mức giảm doanh thu và mức tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính nhỏ hơn mức giảm của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng nên lợi nhuận trước thuế Quý II/2019 tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Ghi nhận từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh thu thuần của công ty xi măng Bỉm Sơn trong Quý II/2019 đạt gần 991 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (Quý II/2018 ghi nhận gần 997 tỷ đồng). Luỹ kế từ đầu năm đến nay cũng vì thế chỉ tăng thêm khoảng 130 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính Quý II năm nay cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, từ gần 26 tỷ xuống còn gần 23 tỷ đồng.
Trong đó, giá vốn bán hàng giảm 48,8 tỷ đồng, xuống còn 824,4 tỷ đồng. Chi phí tài chính Quý II/201tăng thêm gần 3 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm đến 99%. Chi phí bán hàng giảm khoảng 6 tỷ đồng, xuống còn hơn 29,6 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm gần 2 tỷ đồng, vào khoảng 37 tỷ đồng.
“Hiện, giá cổ phiếu BCC đang giao động ở mức 8.500 đồng/cp. Chốt phiên giao dịch ngày 24/7, cổ phiếu BCC ở ngưỡng 8.700 đồng/cp, tăng 2.35% so với phiên ngày 23/7. Dư mua đạt 198.973 cp, dư bán ở mức 426.373 cp.
Bảng cân đối kế toán của BCC cũng ghi nhận, tổng các khoản phải thu rơi vào khoảng 359 tỷ đồng. Trong đó, khoản thu ngắn hạn là 356,7 tỷ đồng, khoản phải thu dài hạn là 2,3 tỷ đồng.
Điều đáng nói, khoản phải thu dài hạn của BCC chỉ đạt kết quả khiêm tốn bởi công ty này đã phải trích lập dự phòng phải thu dài hạn khó đòi lên đến hơn 19,1 tỷ đồng, chiếm đến 89% các khoản phải thu dài hạn khác (khoảng 21,4 tỷ đồng), trong khi không ghi nhận các khoản phải thu của khách hàng. Điều này cũng phản ánh rõ trong bảng cáo cáo lưu chuyểntiền tệ khi dòng tiền từ các khoản phải thu ghi nhận dòng tiền âm.
Kể từ đầu năm 2019, BCC không ghi nhận dòng tiền đổ vào đầu tư tài chính bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Báo cáo tình hình quản trị của công ty 6 tháng đầu năm cũng không ghi nhận bất cứ giao dịch tài chính nào liên quan giữa công ty, người liên quan của công ty với chính công ty.
Trong khi đó, nợ phải trả của BCC tăng thêm 127 tỷ đồng, lên 2.797 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu không biến động mạnh, duy trì ở mức 1.898 tỷ đồng, tăng thêm 17 tỷ đồng. Điều này cũng bắt nguồn từ các vốn góp chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần… cùng nguồn kinh phí khác không có sự biến động lớn.