Xoá xong nợ xấu VAMC, Techcombank xin nới room tín dụng

Nhờ kiểm soát tốt nợ xấu ở tỷ lệ thấp, kinh doanh thuận lợi song Techcombank đã xài cạn room tín dụng 14%. Từ tháng 10, ngân hàng đang loay hoay “cân đong đo đếm” cho vay trong giới hạn nên rất cần nớ
Xoá xong nợ xấu VAMC, Techcombank xin nới room tín dụng

Tăng trưởng tín dụng của Techcombank đang duy trì ở mức 17-20% mỗi năm.

Chia sẻ bên lề cuộc gặp gỡ nhà đầu tư ngày 30/10, Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết, lý do ngân hàng cần mở rộng tăng trưởng tín dụng là vì thời gian qua, đã quản lý nợ xấu, chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Vốn điều lệ ngân hàng tăng cao. Từ tháng 10, tăng trưởng tín dụng của Techcombank đang dậm chân ở mức 14% trong khi nhu cầu vẫn phải cho vay khách hàng.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2018 hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng đến cuối kỳ của Techcombank đạt 164,282 tỷ đồng, chỉ tăng 3,3% so với hồi đầu năm (chưa gồm dư nợ trái phiếu). Dư nợ xấu tăng lên gần mức 3.429 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, nợ nhóm 5- có nguy cơ mất vốn tiếp tục tăng thêm 474 tỷ đồng lên tới 2.027 tỷ đồng. Số dư dự phòng rủi ro cuối kỳ tăng lên mức 2.657 tỷ đồng.

Điểm sáng trên báo cáo của Techcombank là các khoản trái phiếu VAMC đã được “dọn dẹp” xong và ngân hàng không phải trích dự phòng rủi ro trái phiếu này. Việc hoàn nhập dự phòng rủi ro trái phiếu VAMC cũng là yếu tố giúp tăng lợi nhuận ngân hàng đột biến. Techcombank đã xoá khoảng 2.200 tỷ đồng nợ xấu trong thời gian qua.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.774 tỷ đồng, là mức lợi nhuận cao kỷ lục của ngân hàng.

Với tình hình tài chính lành mạnh, ông Quốc Anh tiết lộ “có khả năng sẽ được nới tín dụng”. Khả năng này cũng được xem xét trong bối cảnh đẩy mạnh kinh doanh hiệu quả và tín dụng của nhà băng này đã duy trì ở mức cao 17% đến cuối năm 2017 và dự báo tín dụng năm 2018 sẽ tăng ở mức 20%, sau đó rơi vào khoảng 18% sang năm 2019.

Bởi chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đang siết lại tín dụng sau một thời gian nhiều ngân hàng có dấu hiệu tăng trưởng tín dụng “nóng”, gây rủi ro nợ xấu quay lại.

Do vậy, mặc dù Techcombank chú trọng thúc đẩy tăng trưởng cao song chủ động cân đối cho vay hợp lý, tìm kiếm nguồn lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Trong 9 tháng qua, tín dụng của ngân hàng đã tăng trưởng ở mức cao 34% với dư nợ gồm cả cho vay và đầu tư trái phiếu lên tới 166.900 tỷ đồng. Tính trong 3 năm qua, tín dụng của Techcombank đã tăng trưởng 105% so với thời điểm tháng 9/2015.

Với chiến lược tăng trưởng tín dụng, Techcombank dự kiến sẽ chuyển sang đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, vay vốn lưu động nhằm giảm tỷ trọng cho vay dài hạn xuống dưới 50%, đảm bảo an toàn vốn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 34,17% đến cuối quý 3, giảm về dưới mức 40% trước ngày 01/01/2019 là nhằm đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng một cách liên tục và không bị hạn chế bởi tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Mặc dù dư nợ cho vay khách hàng chậm lại song Techcombank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao. Chia sẻ về con số lợi nhuận tăng đột biến 7.774 tỷ đồng, ông Trịnh Bằng, Giám đốc tài chính kế hoạch cho rằng ngân hàng thực hiện chiến lược đa dạng nguồn thu nhập từ thu nhập lãi dịch vụ, đầu tư, thu nhập bán bảo hiểm…

Đáng chú ý, thu nhập ngoài lãi chiếm 39% tổng doanh thu và tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập phí tăng 25% so với cùng kỳ, trong đó, thu phí thẻ tăng 20% và đạt 404 tỷ đồng trong 9 tháng qua, phí bancassurance tăng 25% và đạt 469 tỷ đồng, phí phân phối bán lẻ trái phiếu tăng 6% và đạt 1.114 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán Techcombank hiện dẫn đầu mảng môi giới trái phiếu trên HoSE với thị phần chiếm 77%, đóng góp thu nhập đáng kể cho nhà băng. Dự báo, trong 1 năm tới, tổng số lượng trái phiếu được Techcombank tư vấn phát hành khoảng 3,5 tỷ USD và 50% số này đã được các doanh nghiệp đặt trước.

Nhờ chính sách đa dạng các nguồn thu nên Techcombank liên tục có sự tăng trưởng doanh thu trong 14 quý liên tục.

Đến hết quý 3, lần đầu tiên Techcombank “khoe” các chỉ số tài chính ấn tượng mà lãnh đạo nhà băng tự tin khẳng định “là chỉ số đẹp ngang ngửa ngân hàng tốt nhất khu vực”. Đơn cử, tỷ lệ ROE đạt 25,4%, ROA đạt 3,2% nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ và loại bỏ lực kéo của trái phiếu VAMC. Hệ số NIM đạt mức 3,7% nhờ sự chuyển dịch đang diễn ra trong danh mục cho vay.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tăng cao 38,6% do thu nhập phí tiếp tục là trọng tâm. Trong khi đó chi phí CIR giảm tốc chiếm ở mức 28,1%.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đang cạn room song ngân hàng sẽ cân đối cho vay trong phạm vi cho phép, cùng với các nguồn thu tăng trưởng cao sẽ giúp ngân hàng đạt mục tiêu 10 nghìn tỷ đồng lợi nhuận của năm 2018.

>> 9 tháng Techcombank lãi trước thuế 7.774 tỷ đồng, tăng trưởng 61%

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...