Xu thế chứng khoán ngày 9/6: Tiếp tục đà giảm

Áp lực bán mạnh về cuối phiên đã khiến cho thị trường đảo chiều giảm điểm và không còn duy trì được đà tăng điểm trước đấy, giảm sát xuống khu vực 1.100...
chứng khoán ngày

Chứng khoán ngày 8/6, sau những phiên tăng điểm, VN-Index trong phiên hôm nay tiếp tục tăng lên vùng đỉnh cũ tháng 01/2023 quanh 1.115 điểm, thanh khoản cao kỷ lục từ đầu năm đến hay khi hơn 10.000 tỷ đồng được giao dịch trên HOSE trong phiên buổi sáng. Sau đó áp lục bán dần mạnh lên trong phiên chiều khiến cho VN-Index đóng cửa giảm 8,22 điểm (-0,74%) về mức 1.101,32 điểm. HNX-Index giảm 3,55 điểm (-1,54%) về 226,78 điểm. Độ rộng trên hai sàn niêm yết tiêu cực khi có tổng cộng 384 mã giảm giá (07 mã giảm sàn), 222 mã tăng điểm (38 mã tăng trần), và 86 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 26.304,19 tỷ đồng, tăng mạnh 32% so với phiên trước. Đây là mức thanh khoản và khối lượng giao dịch đột biến cao nhất từ đầu năm đến nay thể hiện áp lực bán chốt lãi ngắn hạn rất đột biến đối với nhiều mã sau quá trình tăng giá ngắn hạn. Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng bán ròng với giá trị 316,10 tỉ đồng trên HOSE, mua ròng trên HNX với giá trị 47,06 tỉ đồng.

Thị trường chịu áp lực lấp khoảng trống tăng giá của ngày 05/06/2023 với nhiều mã, nhóm mã được kéo tăng trong phiên sáng sau đó chịu áp lực bán mạnh trong phiên chiều, thanh khoản gia tăng mạnh như nhóm chứng khoán với VND (-5,97%), AGR (-5,28%), BVS (-4,94%), CTS (-4,19%), FTS (-4,05%)...

Các cổ phiếu nhóm bất động sản đa số cũng có diễn biến tương tự như DRH (-6,86%), DIG (-5,45%), TDC (-5,26%), CEO (-5,07%), DXG (-4,61%)... ngoài các mã vẫn duy trì đà tăng giá mạnh như LDG (+6,98%), LGL (+6,97%), TDH (+6,95%), QCG (+6,90%)...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng ngoại trừ VCB (+3,09%), PGB (+3,15%) tăng giá thì hầu hết chịu áp lực điều chỉnh mạnh với thanh khoản vượt mức trung bình như VIB (-3,18%), EIB (-3,03%), STB (-2,65%),  TCB (-2,61%)....

Các cổ phiếu trong nhóm đầu tư công, xây dựng, vật liệu xây dựng nhiều mã cũng chịu áp lực bán mạnh sau khi tăng giá mạnh trong phiên trước như FCN (-5,31%), LCG (-4,36%), VCG (-4,23%), HHV (-3,85%).. ngoài các mã tăng giá như PHC (+6,98%), DHA (+3,89%), VLB (+2,22%). Trong khi nhóm cổ phiếu thép ngoài POM (+6,97%), HPG (+0,88%) tăng giá với thanh khoản gia tăng mạnh thì hầu hết đều chịu áp lực bán với thanh khoản trên mức trung bình.

Thị trường vẫn duy trì nhóm ngành thủy sản tích cực trước thông tin giải quyết các tồn tại, hạn chế, đồng thời để bảo đảm chuẩn bị tốt cho việc tiếp, làm việc với Đoàn thanh tra của EC trong tháng 10-2023; với quyết tâm đến tháng 10-2023 gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" IUU, qua đó nhiều mã tăng giá tốt như ASM (+6,60%), ACL (+6,64%), VHC (+0,49%), IDI (+0,39%)... 

chứng khoán ngày

Đứng ngoài thị trường

Chứng khoán Yuanta Việt Nam

thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.090 – 1.095 điểm trong phiên kế tiếp. Đồng thời, thị trường chỉ đang ở giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn, vùng hỗ trợ của chỉ số VN-Index là 1.090 – 1.095 điểm, đây là vùng hỗ trợ quan trọng cho nhịp điều chỉnh này. Ngoài ra, theo mô hình giá, đồ thị giá đang ở giai đoạn sóng điều chỉnh 4 với hai mục tiêu cho nhịp điều chỉnh này là 1.090 – 1.095 điểm và thấp hơn là 1.080 – 1.085 điểm.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại, đặc biệt các nhà đầu tư chưa nên mua trở lại khi cần quan sát thêm diễn biến thị trường ở vài phiên tới.

Kiên nhẫn chờ đợi

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên tạo nến đỏ giảm điểm và hình thành mẫu hình nến tương tự mẫu hình Bearish Engulfing cho thấy rủi ro điều chỉnh ngắn hạn đã gia tăng. Xét về khung đồ thị ngày, sau khi vượt ra ngoài dải Bollinger band, VN-Index đang có xu hướng điều chỉnh và đang bám sát cạnh trên. 

Thêm vào đó, việc hình thành nến hammer và nến đỏ bao trùm trong phiên hôm nay thể hiện xác suất giảm điểm đã gia tăng đáng kể. Hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI cũng đang dần có dấu hiệu tạo đỉnh đầu tiên cho thấy sự hụt hơi của thị trường sau chuỗi phiên tăng điểm. 

Nhịp điều chỉnh của VN-Index là dễ hiểu và cần thiết để thị trường có thể tiếp tục hướng đến khu vực 1.120 – 1.125. Khuyến nghị các nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi trong những phiên điều chỉnh và tận dụng những nhịp rung lắc mạnh trong phiên để tìm kiếm cơ hội giải ngân ở các mức giá chiết khấu đối với nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản.

Mở vị thế mua

Chứng khoán KIS 

Thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại nhưng dòng tiền đổ vào cổ phiếu bất động sản và thép đã kéo thị trường thoát khỏi một phiên giảm điểm.

Kết phiên, VN-Index tăng 0,11% lên mức 1.109 điểm trong khi VN30-Index cũng tăng 0,30% đóng cửa tại 1.105 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 980 triệu cổ phiếu/ 18.057 tỷ đồng, tăng tương ứng 8%/ 11% so với trung bình 5 phiên gần nhất.

Trong ngắn hạn, VN-Index cho thấy xu hướng tăng nhờ chỉ số này đã vượt qua một số ngưỡng quan trọng như 1.080 pts and 1.100 pts. Do đó, các nhà đầu tư nên mở vị thế mua và tập trung vào các cổ phiếu dẫn đầu.

Hướng tới vùng quanh 1.150

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)

Thị trường hôm nay điều chỉnh tương đối mạnh khi lực cung tăng dần về cuối phiên khiến VN-Index đóng cửa thấp nhất phiên ở 1.101,32 điểm (-8,22 điểm, -0,74%). Việc thị trường điều chỉnh là diễn biến cần thiết để thị trường tiếp tục củng cố sức mạnh đồng thời cũng phù hợp với trạng thái kỹ thuật khi VN-Index bắt đầu tiệm cận vùng kháng cự 1.120 điểm. Với nền tảng tích lũy tốt kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm sau đợt điều chỉnh này để hướng tới mục tiêu quanh 1.150 điểm.

Dưới góc nhìn trung- dài hạn thị trường vẫn tích lũy trong một khu vực rộng từ 1.000 điểm - 1.150 điểm và sẽ có cơ hội hình thành uptrend nếu VN-Index tiếp tục tích lũy và sau đó bùng nổ vượt 1.150 điểm. Tuy nhiên vẫn còn khá sớm để dự báo về uptrend và cũng cần thêm sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô tích cực. Với các yếu tố vĩ mô và thị trường hiện tại nhận định thị trường đã chuyển đổi sang giai đoạn hậu tích lũy và đang khởi động quá trình tạo dựng uptrend.

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để mua vào các cổ phiếu thu hút được dòng tiền và vận động tích cực. Với nhà đầu tư trung, dài hạn khuyến nghị giải ngân trong thời gian vừa qua (đón đầu giai đoạn bùng nổ sau tích lũy) nên nếu cơ cấu tốt thì hiện tại hoàn toàn có thể tiếp tục nắm giữ, trong trường hợp muốn gia tăng tỷ trọng nhà đầu tư có thể tận dụng mua vào trong nhịp điều chỉnh, mục tiêu giải ngân đầu tư trung, dài hạn nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay.

Mua trở lại một phần

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Sau những nỗ lực tăng điểm bất thành trong phiên, VN-Index dần suy yếu và lao dốc về cuối phiên. Việc chỉ số đột ngột đảo chiều trong phiên cùng với thanh khoản gia tăng đột biến cho thấy những dấu hiệu của một phiên phân phối điển hình.

Mặc dù vậy, ngưỡng hỗ trợ gần quanh 1.100 (+5) và sâu hơn là 1.080 được kỳ vọng sẽ đóng vai đò điểm đỡ đáng lưu ý của VN-Index. 

Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ kê mua trở lại một phần tỷ trọng trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ sau đó.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được ThuonggiaOnline trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm