Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 có thể đạt 7 triệu tấn

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn....

Theo báo cáo tháng 1/2023 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm 2023 giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu dự báo giảm đồng loạt ở Argentina, Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Pakistan, Paraguay, Nga, Senegal, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay và Mỹ, trong đó, Ấn Độ và Pakistan giảm nhiều nhất (khoảng 2,1 triệu tấn) do sản lượng giảm và chính sách ổn định thị trường nội địa.

Những tác động tiêu cực trên thị trường thế giới có thể ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam. Nhưng bù lại, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, châu Phi... nhìn chung trong quý 1 và 2/2023 sẽ ổn định do các nước đang tăng cường dự trữ lương thực cũng như chuẩn bị cho thời điểm năm mới.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng nhìn nhận, hoạt động xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam nhìn chung tiếp tục thuận lợi vì có nhiều yếu tố hỗ trợ. Trước hết, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán tại các nước Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt. Bên cạnh đó, nước xuất khẩu gạo lớn nhất là Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp dụng thuế 20% với chủng loại gạo trắng.

Sự quay trở lại của các thị trường truyền thống như: Indonesia, Bangladesh… cũng là những yếu tố tích cực với gạo Việt Nam. Tháng 1/2022, không ghi nhận gạo Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia, nhưng đã có 86 nghìn tấn (chủ yếu là gạo trắng cao cấp và gạo thơm) xuất sang nước này trong tháng 1 năm nay.

Nhờ thị trường thuận lợi, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng từ những tháng cuối năm 2022 và duy trì ở mức cao trong tháng 1 và tháng 2/2023 Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan và Việt Nam tương đương, ở mức 463-467 USD/tấn. Giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL cũng đang có xu hướng tăng lên. Lúa thường tại ruộng hiện ở mức 6.650-6.750 đồng/kg, gạo lứt loại 1 từ 9.950-10.500 đồng/kg...

Việc Trung Quốc mở cửa thị trường sau dịch Covid-19, cũng là một cú “hích” quan trọng. Trong tháng 1/2023, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 47 nghìn tấn, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2022. Dự báo trong năm nay, nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc quay trở lại như các năm trước đây.

Ngoài nhu cầu tăng trên thị trường thế giới, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao, cũng góp phần làm tăng nhu cầu gạo Việt Nam từ các nước nhập khẩu. Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn.

Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486 USD/tấn.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2023 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 359.310 tấn, mang lại gần 187 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình hơn 519 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu gạo giảm 29% về số lượng, giảm 24% trị giá nhưng tăng 6,8% về giá xuất khẩu.

Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Một số chủng loại gạo xuất khẩu trong đầu năm 2023 vẫn được ưa chuộng trên thị trường như gạo thơm các loại ST24, ST25, ĐT8, Hàm Châu, Nàng Hoa… gạo jasmine, gạo japonica, gạo trắng 5%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội - HBA

Chủ tịch VACOD-HBA gửi thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội - HBA gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng đến toàn thể Doanh nhân - Doanh nghiệp hội viên...

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...