Xuất khẩu nông sản Việt Nam tháng 1/2024: Có vui có... buồn

Nông sản là một trong những ngành hàng quan trọng, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam. Chỉ trong 1 tháng đầu năm 2024, thị trường này có vui có buồn…

nen-1516.jpeg
Xuất khẩu nông sản Việt Nam trong tháng 1/2024 đón nhận cả tin vui lẫn tin buồn (Ảnh minh họa)

Trong tháng 1/2024, xuất khẩu nông sản Việt Nam đón nhận nhiều tin vui, mở rộng thêm con đường đánh chiếm thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, nông sản Việt cũng gặp hạn chế khi có 4 mặt hàng nằm trong danh sách giám sát tại cửa khẩu Liên minh châu Âu (EU).

MỞ RỘNG CƠ HỘI ĐÁNH CHIẾM THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 229,37 triệu USD. So với cùng kỳ 2023, kết quả trên tăng tới 50% (tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 76 triệu USD).

Đáng chú ý, chỉ trong nửa đầu tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã xấp xỉ con số của cả tháng 1/2023 (đạt 240,47 triệu USD).

Trong tháng 1/2023, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã có chuyến làm việc sang Trung Quốc. Trong chuyến làm việc này, phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đồng ý sẽ xem xét mở cửa cho trái bơ, trái chanh leo của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Việc có thêm 2 loại trái cây bơ và chanh leo được ký nghị định thư sẽ giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu trái cây sang thị trường tỷ dân này.

chanh-leo-318.jpg
Chanh leo sắp được tiến vào thị trường Trung Quốc

Theo các thương lái, chanh leo là trái cây giàu vitamin, người dân Trung Quốc rất ưa thích sử dụng nên hàng có bao nhiêu cũng bán hết. Đối với trái bơ, đây cũng là loại quả mà người Trung Quốc ưa thích những năm gần đây. Với việc người tiêu dùng tại đất nước đông dân nhất thế giới này càng ngày càng có ý thức cao về sức khỏe, quả bơ là loại quả tốt cho tim mạch đang thu hút phân khúc khách hàng trẻ, thời thượng.

Hiện tại, Việt Nam có 13 loại trái cây, nông sản được phép xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, chuối, vải, nhãn, chôm chôm, mít, xoài, măng cụt, sầu riêng, chanh dây, thạch đen, khoai lang.

Nhưng đến nay, Việt Nam mới có 6 loại trái cây, nông sản xuất khẩu theo hình thức ký kết nghị định thư sang Trung Quốc gồm măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối, khoai lang, dưa hấu.

Về thị trường gạo, theo danh sách chính thức mới được Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia công bố ngày 31/1, có 7 doanh nghiệp Việt Nam đã trúng tổng cộng 10/17 gói thầu nhập khẩu gạo 500.000 tấn của nước này.

Theo đó, Việt Nam có Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang trúng lô thầu số 12, Công ty TNHH lương thực Phát Tài (Đồng Tháp) trúng lô 11, Công ty Cổ phần Quốc Tế Gia trúng thầu lô số 6 và Công ty Cổ phần thực phẩm thiên nhiên King Green (Vua gạo) trúng thầu lô số 2.

Đặc biệt, có 3 doanh nghiệp lớn của Việt Nam trúng 2 lô. Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (LTG) trúng lô thầu số 8 và 14, Tổng công ty Lương thực miền Bắc trúng lô số 15 và 16, Tổng công ty Lương thực miền Nam trúng lô số 3 và 9.

Được biết, Việt Nam là nước duy nhất có nhiều doanh nghiệp tham gia và thắng thầu với số lượng lớn (trên 2 lô). Ngoài Việt Nam, chỉ duy nhất một đơn vị thương mại là R&S Trader PTE ở Singapore thắng thầu 3 lô 10, 13 và 17.

Theo kế hoạch, năm nay Indonesia sẽ nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo, gần tương đương với Philippines. Đồng thời, tiếp tục là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và khách hàng truyền thống của Việt Nam.

SẦU RIÊNG VIỆT NAM LỌT DANH SÁCH GIÁM SÁT TẠI CỬA KHẨU EU

Bên cạnh những tin vui, thị trường nông sản Việt Nam cũng đón nhận một số hạn chế về xuất khẩu. Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo đưa 4 mặt hàng nông sản của Việt Nam gồm ớt, sầu riêng, đậu bắp và thanh long vào diện kiểm soát khi xuất khẩu vào thị trường này. Quy định này được EU rà soát và cập nhật thường xuyên 6 tháng 1 lần.

Đây là lần đầu tiên sầu riêng Việt Nam nằm trong danh sách các mặt hàng giám sát tại cửa khẩu của EU với tần suất 10%. Nguyên nhân do 6 tháng cuối năm 2023, 3 lô hàng sầu riêng của Việt Nam bị cảnh báo dư thừa chất bảo vệ thực vật. Đại diện công ty SK International, đơn vị đang xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này cho biết, giá trị lô hàng nhỏ, không gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp nhưng cho thấy cơ hội tại thị trường châu Âu bị mất đi.

So với thông báo 6 tháng trước, 3 mặt hàng là ớt, đậu bắp, thanh long vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra. Vào được thị trường đã khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn, nếu không kiểm soát chặt thì nguy cơ bị nâng mức độ kiểm soát là rất rõ rệt.

Ông Trần Văn Công, tham tán nông nghiệp Việt Nam tại khu vực châu Âu cho biết: “Nếu những lô hàng của chúng ta còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, EU rất có thể sẽ tăng mức kiểm soát lên 20 - 50% hoặc yêu cầu kèm theo bắt buộc các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm”.

Trong quá trình tổ chức sản xuất, canh tác phải nắm chắc được những hoạt chất trong danh sách cấm của EU. Với những hoạt chất cho phép, bà con tuyệt đối tuân thủ quy tắc “4 đúng”, phải đảm bảo thời gian cách ly đến lúc thu hoạch là không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

ngo-xuan-nam-1815.jpg
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Năm 2023, trong hơn 4.600 cảnh báo được EU phát đi về an toàn nông sản nhập khẩu, Việt Nam chỉ có 67 cảnh báo từ EU, chiếm 1,4% và giảm 5 cảnh báo so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, Việt Nam cũng thành công đưa nhiều loại gia vị như rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây ra khỏi danh mục kiểm soát.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lên kế hoạch chủ động đề xuất với EU giảm tần suất kiểm soát với một số mặt hàng dựa trên kết quả kiểm soát dư lượng trong nước, tháo gỡ khó khăn và mở đường cho nông sản Việt chinh phục thị trường lớn này.

Biện pháp hạn chế định lượng là một trong những hàng rào phi thuế mà hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Một số mặt hàng sẽ cấm nhập khẩu vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khoẻ con người…

Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng sẽ có hạn ngạch nhập khẩu. Các nước thường đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Trong xu hướng tự do hoá thương mại, các nước cũng đã dần xoá bỏ cơ chế hạn ngạch. Tuy nhiên, đến nay hạn ngạch vẫn được áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may và nông sản.

Ngoài các biện pháp hạn chế định lượng, các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các nước áp dụng. Một mặt, các tiêu chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất lượng của sản phẩm. Mặt khác, chúng cũng có thể trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước.

Xem thêm

Xuất khẩu gạo và sầu riêng đón nhận kỷ lục lịch sử

Mặt hàng nông sản "hái ra tiền" cho xuất khẩu Việt Nam năm 2023

Năm 2023, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đón nhận rất nhiều tin vui với những kỷ lục mang tính lịch sử. Trong đó, thành tích của lúa gạo và sầu riêng đã khép lại 1 năm với những kết quả không thể đẹp hơn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam…

Xuất khẩu nông sản vững vàng "giữ thành"

Xuất khẩu nông sản vững vàng "giữ thành"

Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã bùng nổ, mang lại sự hỗ trợ đúng lúc cho thị trường xuất khẩu những tháng đầu năm 2023...

Với sự tăng trưởng nhảy vọt, sầu riêng Việt Nam đang dần khẳng định vị thế tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt thần tốc “đánh chiếm” thị trường tỷ dân Trung Quốc

Năm 2023 là năm đáng nhớ đối với xuất khẩu sầu riêng. Với giá trị xuất khẩu lên tới gần 2,2 tỷ USD, sầu riêng Việt Nam đã vươn lên thành mặt hàng rau quả xuất khẩu số 1. Tính đến hiện tại, Trung Quốc đang là khách hàng lớn nhất với mức thu mua lên tới 90% lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam…

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...