Xuất khẩu sang APEC: “Mỏ vàng” nhiều ngành hàng

Xuất khẩu nhiều ngành hàng chủ lực của Việt Nam, từ điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, nông, thủy sản có sự tăng trưởng mạnh là nhờ việc khai thác hiệu quả các thị trường lớn thuộc các nền ki
Xuất khẩu sang APEC: “Mỏ vàng” nhiều ngành hàng

Thị trường chủ lực

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chinh phục Mỹ, Australia, Nhật Bản… để gia tăng sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới, khi các dây chuyền của nhà máy sản xuất mới chạy hết công suất”. Ông Phan Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Phúc An Nhiên (TP.HCM) đã cho biết như vậy khi nói về câu chuyện khai thác thị trường xuất khẩu.

Ba thị trường được ông Kiên nhắc tới hiện đang chiếm 70% trong tổng giá trị xuất khẩu bún, phở khô, miến khô và bánh tráng các loại của Phúc An Nhiên.

Tại nhiều doanh nghiệp khác, tỷ trọng nắm giữ của các thị trường lớn này cũng có phần tương tự bởi cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam hiện đang tập trung vào một số thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... - những nền kinh tếcó quy mô lớn trong APEC.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có 8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trên 1 tỷ USD.

Dẫn đầu là dệt may với kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 9,25 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 30% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ. Đây cũng là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt 11,45 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) khẳng định, tăng trưởng xuất khẩu dệt may hầu hết là nhờ vào các thị trường chính yếu thuộc các nền kinh tế APEC, lần lượt là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong khi đó, giày dép xuất khẩu sang Mỹ 9 tháng qua đạt 3,76 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 12% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam sang Mỹ.

Điện thoại các loại và linh kiện dù giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước vẫn duy trì kim ngạch 2,89 tỷ USD.

Năm 2016, xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 175,9 tỷ USD, thì 4 thị trường gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…đã đóng góp tới 86 tỷ USD. Cụ thể, thị trường Mỹ đạt 38,1 tỷ USD, tăng 10%; Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 11,5 tỷ USD, tăng 29% và Trung Quốc đạt 21,8 tỷ USD.

Chớp thời cơ tăng xuất khẩu

Theo Bộ Công thương, APEC với 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 59% dân số, hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu là thị trường đặc biệt rộng lớn và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và khai thác. Các nền kinh tế APEC hiện chiếm 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu của Việt Nam.

Xu hướng thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại trong APEC đã mở ra nhiều cơ hội to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho hay, thực tế những năm qua đã cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng tương đối hiệu quả cơ hội tiếp cận và khai thác thị trường châu Á - Thái Bình Dương mang lại từ hợp tác APEC, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nền kinh tế thành viên không ngừng tăng lên, từ 98,37 tỷ USD trong năm 2014 đã tăng lên trên 119,69 tỷ USD trong năm 2016.

Cũng theo thống kê của Bộ Công thương, hiện 13/15 các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam là được ký với 18 nền kinh tế thành viên APEC. Bảy nền kinh tế thành viên APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam lần lượt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông - Trung Quốc, Malaysia và Singapore.

Đơn cử, nhờ chớp thời cơ xuất khẩu, 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 475 triệu USD, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu thủy hải sản truyền thống ngày càng khó tính, thị trường Hàn Quốc dường như cởi mở hơn với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 cho biết, nửa đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của Công ty sang thị trường Hàn Quốc đạt 20 triệu USD, trong tổng số 95 triệu USD xuất đi các thị trường khác. F17 có khoảng 2.000 công nhân, doanh thu thuần năm 2016 đạt 1.107 tỉ đồng, tăng 37,9% so với năm 2015. “Hàn Quốc tiếp tục là thị trường trọng tâm để gia tăng xuất khẩu của Công ty trong 2017-2018 và những năm tiếp theo”, đại diện Công ty nói.

baodautu.vn/xuat-khau-sang-apec-mo-vang-nhieu-ngan http://baodautu.vn/xuat-khau-sang-apec-mo-vang-nhieu-nganh-hang-d71387.html

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…