Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc vẫn được đặt nhiều kỳ vọng

Những số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong nửa đầu năm nay vẫn có nhiều điểm sáng, nhất là mặt hàng thủy sản tươi sống đang chiếm giữ lợi thế…

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có nhiều tín hiệu đáng mừng
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có nhiều tín hiệu đáng mừng

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc giữ vị trí chiến lược trong top thị trường xuất khẩu của nước ta, chỉ sau Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tăng 8,4% so với cùng kỳ.

Trong sản lượng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, các mặt hàng tươi, sống là điểm nhấn, góp phần tăng doanh đáng kể. Đặc biệt cá tra vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng lớn nhất, dù có giảm hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn chiếm 35% tổng sản lượng xuất khẩu tương đương hơn 243 triệu USD.

Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 sang thị trường Trung Quốc trong nửa đầu năm nay là tôm hùm với gần 122 triệu USD, tăng 174% và chiếm gần 18% giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Theo chuyên gia dự đoán, trong thời gian tới sản lượng tôm hùm nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng do đây là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về tiêu thụ hải sản, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng thích các sản phẩm hải sản chất lượng cao và có giá trị gia tăng. Đã có sự chuyển dịch từ việc mua hải sản tươi sống tại các chợ truyền thống sang mua hải sản tươi sống thông qua các kênh thương mại điện tử. Trong đó, tôm là mặt hàng hải sản được người tiêu dùng Trung Quốc mua trực tuyến phổ biến nhất.

Ngoài tôm hùm, cua sống, còn có nghêu sống (chủ yếu nghêu lụa, nghêu hoa), ốc hương sống tăng mạnh, tăng lần lượt 280% và 282% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, một số loại thủy sản có dấu hiệu “đi lùi” như: Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang Trung Quốc cũng giảm 10% chỉ đạt 117 triệu USD. Xuất khẩu tôm sú cùng giảm gần 30% đạt 38,5 triệu USD. Ngoài tôm và cá tra, có nhiều loài cá biển xuất khẩu sang Trung Quốc cũng bị sụt giảm kim ngạch trong 6 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, nằm trong top 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất, mặt hàng cua sống sang Trung Quốc tăng gấp 12 lần đạt 49 triệu USD.

Trái ngược với sản phẩm tươi sống được ưa chuộng, các sản phẩm xuất khẩu dạng đông lạnh sang Trung Quốc nửa đầu năm nay hầu như bị giảm so với cùng kỳ do giá giảm, trong khi các mặt hàng thủy sản sống có dư địa tốt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có phần tác động do thị trường tôm đông lạnh của Trung Quốc đang bị tình trạng cung vượt cầu vì sản phẩm của Ecuador tràn ngập và thu hoạch tại các trại nuôi trong nước đạt mức cao. Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 436 nghìn tấn tôm, thì riêng tôm xuất xứ Ecuador đã chiếm 330 nghìn tấn, chiếm 75%.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính bị áp lực cạnh tranh về giá với các nước cung cấp khác, nên giá xuất khẩu trung bình các sản phẩm chính như tôm, cá tra vẫn ở mức thấp so với năm 2023 và cả những năm trước.

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, riêng xuất khẩu tôm chiếm hơn 37% với 1,6 tỷ USD, cá tra chiếm 21% với trên 918 triệu USD, cá ngừ chiếm 11% với 471 triệu USD, mực bạch tuộc chiếm 6% đạt 289 triệu USD, các loại cá khác chiếm gần 20% đạt 865 triệu USD. Đa số các sản phẩm chính có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm ngoái: tôm và cá tra tăng nhẹ 6% và 5%, xuất khẩu cua ghẹ tăng mạnh nhất 75%, cá ngừ tăng 23%. Trong khi đó, XK mực, bạch tuộc giảm nhẹ 1% và các loại cá khác giảm gần 6%.

Tổng xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm đang phục hồi, nhưng chỉ bứt phá mạnh vào tháng 1 (+64,5%), các tháng tiếp theo xuất khẩu tăng ở mức khiêm tốn.

Theo chuyên gia của VASEP, dự báo nửa cuối năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể quay về quỹ đạo thông thường như trước giai đoạn Covid-19. Xuất khẩu sẽ tăng so với nửa đầu năm, trong đó quý III đơn hàng sẽ tăng cao để phục vụ cho lễ tết cuối năm tại các thị trường.

Xem thêm

Doanh nghiệp hàng không: Chuyển mình sau cơn bão

Doanh nghiệp hàng không: Chuyển mình sau cơn bão

Nhóm ngành hàng không có thể tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu du lịch và vận chuyển hàng hóa tăng. Việc tăng trần giá vé máy bay nội địa giúp các hãng hàng không bù đắp chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, triển vọng dài hạn còn được hỗ trợ bởi sân bay Long Thành...

Các "ông lớn" bán lẻ đua báo lãi khủng

Các "ông lớn" bán lẻ đua báo lãi khủng

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ - tiêu dùng đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 cho thấy, đa phần các doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ…

Lãi suất huy động ngân hàng MSB đi ngang trong tháng 8/2024

Lãi suất huy động ngân hàng MSB đi ngang trong tháng 8/2024

Dựa theo biểu lãi suất mới công bố, ngân hàng MSB không có sự điều chỉnh lãi suất tiết kiệm trong tháng 8 này. Theo đó, mức lãi suất cao nhất 5,4%/năm đang được áp dụng cho các khoản tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...