Xuất nhập khẩu An Giang: Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch do chưa đàm phán được với trái chủ

Theo giải trình của Xuất nhập khẩu An Giang, nguyên nhân sâu xa của việc cổ phiếu AGM bị đưa vào diện hạn chế giao dịch là đang trong thời gian thực hiện đàm phán với trái chủ nên chưa thể nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022…
Xuất nhập khẩu An Giang
Cổ phiếu AGM của Xuất nhập khẩu An Giang bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 23/5/2023

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu An Giang (mã chứng khoán: AGM) vừa có giải trình nguyên nhân cổ phiếu AGM bị chuyển từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch. Đồng thời, đưa ra biện pháp và lộ trình để khắc phục tình trạng nêu trên gửi tới ở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Theo đó, Xuất nhập khẩu An Giang cho biết, ngày 16/5/2023, HOSE có văn bản với nội dung chuyển cổ phiếu AGM của Xuất nhập khẩu An Giang từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 23/5/2023 do công ty chậm nộp Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Giải trình nguyên nhân trên, theo Xuất nhập khẩu An Giang, do công ty này vẫn còn đang trong thời gian tổ chức thực hiện đàm phán với trái chủ để xin gia hạn thời gian trả gốc, lãi trái phiếu (theo Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 05/3/2023 của Chính phủ) nên vẫn chưa có kết quả đàm phán để cập nhật vào Báo cáo tài chính kiểm toán, vì thế Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 vẫn chưa được ký, dẫn đến đã bị chậm nộp so với thời hạn quy định.

Về biện pháp và lộ trình khắc phục, Xuất nhập khẩu An Giang cho hay, công ty này đang khẩn trương thực hiện việc đàm phán với trái chủ và sẽ cố gắng thực hiện việc nộp Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán trong thời gian sớm nhất có thể.

Lộ trình khắc phục cụ thể: Công bố thông tin Báo cáo tài chính năm 2022 (riêng lẻ và hợp nhất) đã được kiểm toán ngay sau khi Công ty kiểm toán ký Báo cáo tài chính; Hàng quý giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch và công bố thông tin; Không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Liên quan đến trái phiếu của Xuất nhập khẩu An Giang, tại Báo cáo tài chính hợp nhất 2022 tự lập của công ty này, tính đến 31/12/2023, Xuất nhập khẩu An Giang đang có khoản vay và nợ thuê tài chính ở mức 1.210 tỷ đồng, trong đó trái phiếu phát hành là 558,5 tỷ đồng.

Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, lượng dư nợ trái phiếu của Xuất nhập khẩu An Giang đến từ 02 lô trái phiếu được phát hành vào năm 2021 (mã trái phiếu: AGMH2123001 trị giá 350 tỷ đồng) và năm 2022 (mã trái phiếu: AGMH2223001 trị giá 300 tỷ đồng).

Cụ thể, đối với lô trái phiếu có mã AGMH2123001, được Xuất nhập khẩu An Giang bắt đầu phát hành 09/11/2021 và hoàn tất vào 03/01/2022, kỳ hạn 24 tháng và sẽ đáo hạn vào ngày 09/11/2023.

Khối lượng trái phiếu phát hành 350.000 trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng/trái phiếu, tổng giá trị phát hành 350 tỷ đồng.

Vào thời điểm phát hành, Xuất nhập khẩu An Giang không công khai về các thông tin khác như mục đích phát hành, loại hình trái phiếu này là gì.

Đối với lô trái phiếu có mã AGMH2223001, được Xuất nhập khẩu An Giang bắt đầu phát hành vào 14/3/2022 và hoàn tất vào ngày 06/4/2022, lô trái phiếu này có kỳ hạn 18 tháng và sẽ đáo hạn vào 14/9/2023.

Khối lượng trái phiếu phát hành 300.000 trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng/trái phiếu, với tổng giá trị phát hành là 300 tỷ đồng.

Cũng giống như lô trái phiếu phát hành trước đó, AGMH2223001 được phát hành nhưng các thông tin liên quan như mục đích sử dụng vốn hay loại hình trái phiếu cũng được Xuất nhập khẩu An Giang giữ kín.

Xuất nhập khẩu An Giang
Dự  nợ  trái  phiếu  của  Xuất  nhập khẩu An Giang đến từ 02 lô  trái  phiếu  phát  hành  trước  đó

Ngày 24/3/2023, Xuất nhập khẩu An Giang có Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho kỳ 2022 (01/01/2022 – 31/12/2022) cho thấy, đối với mã trái phiếu AGMH2123001, với định kỳ thanh toán 3 tháng/lần, đến ngày báo cáo, Xuất nhập khẩu An Giang phải thanh toán 05 kỳ lãi với mỗi kỳ hơn 5 tỷ đồng. Nhưng, với 02 kỳ gần nhất (17/11/2022 và 22/3/2023) công ty này chưa thể thanh toán lãi theo kế hoạch do khó khăn về tài chính. Trong khi đó, số tiền gốc vẫn giữ nguyên.

Đối với mã trái phiếu AGMH2223001, lô trái phiếu này cũng có kỳ thanh toán lãi là 03 tháng/lần với số tiền giao động từ 3,7 tỷ đồng đến 4,7 tỷ đồng và đã phải thanh toán 04 kỳ. Nhưng Xuất nhập khẩu An Giang cũng mới chỉ thanh toán được 03 kỳ và chưa thể thanh toán cho kỳ gần nhất vào ngày 16/3/2023 cũng vì khó khăn về tình hình tài chính.

Sở dĩ có việc tiền lãi giao động trong kỳ của mã trái phiếu AGMH2223001 đến khoảng 1 tỷ đồng/kỳ vì, từ ngày 15/7 đến 18/7/2022, Xuất nhập khẩu An Giang đã thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn với 89.999 trái phiếu trị giá gần 90 tỷ đồng. Như vậy, lượng trái phiếu AGMH2223001 đang lưu hành giảm xuống còn 210 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...