Yêu cầu giám sát chặt Nhà máy Lee&Man Hậu Giang

Bộ trưởng Trần Hồng Hà giao Tổng cục Môi trường phối hợp với tỉnh Hậu Giang thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của Tổng giám đốc Công t
Yêu cầu giám sát chặt Nhà máy Lee&Man Hậu Giang

Chiều 19/10, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã làm việc với Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và các địa phương có liên quan về việc bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành đối với Dự án “Nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam (công suất 420.000 tấn giấy/năm)” của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.

Tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng đã thay mặt Tổ giám sát cho biết: Đến nay, Công ty đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án theo nội dung Báo cáo ĐTM (lập lại) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; đồng thời đã thực hiện một số hạng mục bảo vệ môi trường bổ sung theo yêu cầu của Tổ giám sát.

Đến nay, công ty đã hoàn thành các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án theo nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt và thực hiện các yêu cầu bổ sung của Tổ giám sát; các hệ thống xử lý nước thải, khí thải của dự án đã vận hành ổn định và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định. Quá trình vận hành thử nghiệm dự án từ tháng 3/2017 đến nay được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổng cục Môi trường và các cơ quan chức năng của tỉnh Hậu Giang. Từ đó, Tổng cục Môi trường kính đề nghị Bộ trưởng cho phép Tổng cục Môi trường tiến hành thủ tục xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với dự án theo quy định để nhà máy đi vào hoạt động chính thức... 

Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết: Hiện nay trên sông Hậu không chỉ có Nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang mà còn có nhiều nhà máy khác cũng xả thải, vì vậy phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất, không nên để xảy ra sự cố mới đi xử lý.

Còn ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết đến nay Hiệp hội có thể yên tâm vì Nhà máy giấy Lee & Man không sản xuất bột giấy. Theo ông Hoè, nhà máy cần kiểm soát ngay từ đầu phế thái sản xuất và cần làm rõ hơn vấn đề kim loại nặng trong nước thải; lắp đặt thêm hệ thống kiểm soát và xử lý triệt để lượng khói và bụi trong quá trình sản xuất để người dân xung quanh yên tâm. Đồng thời cần công khai rõ các doanh nghiệp xử lý chất thải, rác thải của Nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang. Các doanh nghiệp này phải có đủ khả năng, năng lực để xử lý tốt chất thải của Nhà máy, đặc biệt là chất thải nguy hại.

Tổng Giám đốc Lee&Man Hậu Giang báo cáo với Bộ trưởng Trần Hồng Hà chất lượng nước thải sau xử lý

Tổng Giám đốc Lee&Man Hậu Giang báo cáo với Bộ trưởng Trần Hồng Hà chất lượng nước thải sau xử lý

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan quản lý chức năng từ Trung ương tới địa phương, các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Hậu Giang và của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam trong quá trình đầu tư xây dựng Nhà máy giấy cho đến ngày hôm nay.

Đồng thời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đã đặt ra yêu cầu 5 vấn đề đối với Nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang cần phải đặc biệt lưu ý triển khai trước khi vận hành sản xuất chính thức.

Thứ nhất, làm thế nào để hệ thống xử lý chất thải, nước thải đã được đầu tư bài bản phải duy trì sự vận hành liên tục, hiệu quả trong suốt quá trình sản xuất của Nhà máy sau này.

Thứ hai, nhà máy cần phải sớm ban hành quy trình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật trong quá trình vận hành hệ thống xử lý toàn bộ các chất thải, nước thải của nhà máy.

Thứ ba, trong vòng 6 tháng nhà máy phải xây dựng và phê duyệt được các định mức về kinh tế - kỹ thuật như vật tư, hoá chất, năng lượng, nước… và quản lý hệ thống định mức này theo các tiêu chuẩn ISO. Các số liệu này đều phải được công khai để cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Thứ tư, nhà máy cần sớm có biện pháp xử lý triệt để mùi hôi bốc ra trong quá trình sản xuất. Hiện tại người dân vẫn có ý kiến phản ánh tình trạng có mùi hôi bốc ra từ nhà máy trong khoảng thời gian ban đêm.

Thứ năm, cần công khai, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà máy; đặc biệt là các chất thải như xỉ than, tro bay, xỉ đáy lò… Cần kiểm tra các doanh nghiệp có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật để xử lý chất thải của Nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang hay không. 

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu cần phải cụ thể hóa các cam kết bảo vệ môi trường của Nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang; đồng thời, Bộ trưởng giao Tổng cục Môi trường phối hợp với tỉnh Hậu Giang thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của Tổng giám đốc Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam.

Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là sông Tiền và sông Hậu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết quan điểm Bộ TN&MT sẽ rà soát để lập danh sách các doanh nghiệp là chủ nguồn thải có quy mô lớn để công khai kiểm tra, giám sát; đồng thời sẽ báo cáo Chính phủ việc nghiên cứu đầu tư xây dựng các trạm giám sát môi trường liên vùng, liên tỉnh…

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…