Bị tố không trả 170 tỷ đồng tiền gửi, VietABank nói gì?

Các khách hàng gửi tiền tiết kiệm 170 tỷ đồng tại VietABank nhưng không rút được tiền đã kéo đến trụ sở ngân hàng căng băng rôn, tố cáo vi phạm… Chiều 5/1, VietABank bất ngờ lên tiếng cho rằng “có dấu
Bị tố không trả 170 tỷ đồng tiền gửi, VietABank nói gì?

Các cá nhân liên tục mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu và cầm cố sổ tiết kiệm để rút tiền vay từ VietABank với tổng doanh số giao dịch lên tới hàng trăm tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) cho biết, giữa năm 2018, nhóm khách hàng trong đó có ông Đặng Nghĩa Toàn, Nguyễn Thị Hà Thành và ông Triệu Hùng Cường cùng bà Triệu Thị Tuyết Trinh (ông Cường và bà Trinh là hai anh em ruột) bắt đầu giao dịch tại VietABank, mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu.

Cụ thể, ngày 9/7/2018, bà Triệu Thị Tuyết Trinh mở tài khoản thanh toán và sổ tiết kiệm đồng sở hữu với Nguyễn Thị Hà Thành có kỳ hạn 1 tháng, giá trị 40 tỷ đồng. Ngày 30/8/2018, ông Triệu Hùng Cường mở tài khoản thanh toán và sổ tiết kiệm đồng sở hữu với Tô Hồng Thức kỳ hạn 02 tháng, giá trị 35 tỷ đồng.

Ngay sau khi mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu, các cá nhân này đã lập tức cầm cố các sổ tiết kiệm nêu trên (trong cùng ngày hoặc ngày hôm sau với số tiền vay từ 95% đến 98,5% giá trị sổ). Việc giải ngân vay cầm cố đã được thực hiện vào chính tài khoản của các khách hàng nêu trên.

Bằng các hoạt động này, doanh số giao dịch mở sổ tiết kiệm đã lên đến hàng trăm tỷ đồng nhưng số tiền thực tế gửi tại ngân hàng còn lại rất ít (chênh lệch giữa tiền gửi và tiền vay); đồng thời chuyển tiền qua lại lẫn nhau trong đó có chuyển và nhận tiền với Nguyễn Thị Hà Thành trên hệ thống VietABank tại các chi nhánh khác nhau.

Đến nay, “các sổ tiết kiệm liên quan đến nhóm đối tượng trên đã được cầm cố cho các hợp đồng vay nêu trên tại VietAbank và ngân hàng có đầy đủ chứng từ chứng minh việc chuyển tiền qua lại lẫn nhau giữa các đối tượng này”, VietABank thông tin.

Công an Hà Nội đã khẳng định đối tượng Nguyễn Thị Hà Thành không phải nhân viên của VietABank.

Trước các giao dịch bất thường liên tục mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu và cầm cố vay để rút tiền” của nhóm đối tượng này, đầu tháng 12/2018 VietABank đã có đơn gửi Cơ quan An ninh Điều tra - Công an Tp.Hà Nội đề nghị điều tra làm rõ sự việc.

Ngày 24/12/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an Tp.Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hà Thành và một cán bộ VietABank về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Hà Nội".

Sự việc tranh chấp này càng “nóng” lên khi vào đầu tháng 12/2018, nhóm người gồm ông Triệu Hùng Cường, bà Triệu Thị Tuyết Trinh và ông Đặng Nghĩa Toàn.... đã lôi kéo hàng chục người (không phải là khách hàng của VietABank) tới chi nhánh của ngân hàng gây rối, căng băng rôn, biểu ngữ với nội dung bịa đặt, vu khống nhằm hạ uy tín ngân hàng; cử người trong đó có các đối tượng xăm trổ, có hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần nhân viên ngân hàng…

VietABank cho biết, ông Triệu Hùng Cường và bà Triệu Thị Tuyết Trinh không xuất trình được sổ tiết kiệm hoặc các chứng từ chứng minh việc nộp tiền vào ngân hàng liên quan đến số tiền 170 tỷ đồng mà họ yêu cầu VietAbank phải trả (chỉ đưa ra các giấy tờ được ghi là: Hợp đồng tiền gửi). Theo quy định, ngân hàng không phát hành hợp đồng tiền gửi cho khách hàng cá nhân, mà chỉ phát hành cho khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp; khách hàng cá nhân chỉ được ngân hàng phát hành sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi.

Hiện nay, Cơ quan An ninh điều tra- Công an Tp.Hà Nội đang khẩn trương tiến hành điều tra làm rõ sự thật.

Nhóm PV Thương Gia

>> Lợi nhuận VietABank “bốc hơi” 28,5 tỷ đồng sau kiểm toán

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...