100% người dân, doanh nghiệp dùng dịch vụ Chính phủ số được hỗ trợ bảo vệ thông tin

Đó là một trong những nội dung có trong dự án “Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử” vừa được Bộ TT&TT phê duyệt.
100% người dân, doanh nghiệp dùng dịch vụ Chính phủ số được hỗ trợ bảo vệ thông tin

Dự án được xây dựng với mục tiêu nâng cao năng lực kỹ thuật cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Trung tâm NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin trong việc quản lý hoạt động giám sát an toàn thông tin trên toàn quốc. Phát huy vai trò quản lý nhà nước về giám sát an toàn thông tin của Cục An toàn thông tin thông qua việc quản lý tổng thể và có báo cáo chính xác, khách quan về thực trạng an toàn thông tin trên không gian mạng Việt Nam.

Dự án cũng nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Cục An toàn thông tin và đơn vị chuyên trách trên cả nước, giám sát an toàn thông tin tổng thể và phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ mất an toàn thông tin, các mối đe dọa đối với hệ thống Chính phủ điện tử, hạ tầng số; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thông tin với các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ/chính quyền điện tử.

Cùng với đó, cho phép các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm NCSC. Từ đó, hỗ trợ các cơ quan đang triển khai ứng dụng Chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp được giám sát và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng.

Tại quyết định phê duyệt dự án, Bộ TT&TT cũng nêu rõ các chỉ tiêu cụ thể: 100% các dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc được giám sát đảm bảo an toàn, an ninh mạng; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Chính phủ số được hỗ trợ, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức; 100% các cơ quan, các nhà mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Chính phủ số tham gia phối hợp điều hành an toàn, an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng.

100% các hệ thống cung cấp ứng dụng, dịch vụ số tại các cơ quan, các nhà mạng, các doanh nghiệp được kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của Cục An toàn thông tin phục vụ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng. Đồng thời, giảm thiểu 50% số cuộc tấn công vào các hệ thống Chính phủ điện tử.

Trước đó, hồi đầu năm nay, trên cơ sở đánh giá những hạn chế, đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã xác định 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sẽ được tập trung triển khai để bảo vệ người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức nhà nước…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...