11 địa phương muốn xây dựng sân bay, Bộ GTVT nói “không”

Bộ GTVT cho biết, qua rà soát và đối chiếu các tiêu chí quy hoạch cảng hàng không mới, đơn vị tư vấn ADPi đánh giá không cao về vị trí và nhu cầu vận chuyển hành khách không lớn để cần thiết phải xây dựng sân bay tại 11 địa phương.
11 địa phương muốn xây dựng sân bay, Bộ GTVT nói “không”

Bộ GTVT vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong quá trình quy hoạch đã có 11 tỉnh đề nghị bổ sung sân bay cho địa phương gồm Bắc Giang, Bắc Kạn, Đắk Nông, Ninh Bình, Hà Giang, Hòa Bình, Bình Phước, Kon Tum, Hà Tĩnh, Trà Vinh và Ninh Thuận.

Tuy nhiên, qua rà soát và đối chiếu các tiêu chí quy hoạch cảng hàng không mới, đơn vị tư vấn đánh giá không cao về vị trí và nhu cầu vận chuyển hành khách không lớn để cần thiết phải xây dựng sân bay tại các địa phương này. Do vậy, đơn vị Tư vấn ADPi đề nghị không bổ sung các sân bay theo đề nghị của các địa phương.

Hiện tại, Việt Nam có 22 sân bay đang khai thác. Trong đó, có 9 cảng hàng không quốc tế gồm: Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc; 13 cảng hàng không quốc nội là Điện Biên, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Cà Mau, Rạch Giá và Côn Đảo.

Dự báo, đến năm 2030, tổng nhu cầu sản lượng hành khách dự kiến thông qua các cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 278 triệu hành khách/năm. Tổng nhu cầu sản lượng hàng hóa dự kiến thông qua các cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 4,1 triệu tấn hàng hóa/năm.

Đến năm 2050 dự báo tổng nhu cầu sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đến năm 2050 ước dự báo khoảng 490,7 triệu hành khách/năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.