Đề xuất bổ sung sân bay Lý Sơn, Phú Quý vào quy hoạch

Nếu được chấp thuận bổ sung vào quy hoạch, Quảng Ngãi sẽ tìm nhà đầu tư xây sân bay Lý Sơn theo hình thức BOT mà không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Đề xuất bổ sung sân bay Lý Sơn, Phú Quý vào quy hoạch

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc bổ sung vào Quy hoạch tổng thể hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050 các sân bay tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận)… và các quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trước đó, trong văn bản thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đến năm 2050 chỉ bổ sung sân bay Cao Bằng vào 28 sân bay đã được quy hoạch hiện nay.

Đến ngày 8/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản đề nghị bổ sung sân bay Lý Sơn vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Cục Hàng không Việt Nam vẫn giữ nguyên đề xuất thời kỳ 2021 - 2030 quy hoạch 28 sân bay (hiện có 22 sân bay đang khai thác) đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2018 gồm 14 sân bay quốc tế (Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc) và 14 sân bay nội địa là Lai Châu (chưa xây dựng), Điện Biên, Sa Pa (chưa xây dựng), Nà Sản (tạm dừng khai thác), Đồng Hới, Quảng Trị (chưa xây dựng), Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết (đang triển khai xây dựng), Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo.

Tại dự thảo Quy hoạch, định hướng đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị quy hoạch 29 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế, 15 cảng hàng không quốc nội, trong đó cảng hàng không mới duy nhất được đưa vào quy hoạch trong giai đoạn này là Cao Bằng.

Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch cảng hàng không quốc tế Hải Phòng là Tiên Lãng (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vị trí tại Quyết định 640/QĐ-TTg ngày 28/4/2011) nhằm mục đích dự bị cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài và cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Theo tính toán, diện tích đất chiếm dụng dự kiến của quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 20.393 ha, đến năm 2050 khoảng 22.121 ha. Tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 403.106 tỷ đồng.

Trong vòng 10 năm tới, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị ưu tiên đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không quốc tế lớn đóng vai trò đầu mối như: Long Thành giai đoạn 1; nhà ga T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các các hàng không tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo như: cảng hàng không Điện Biên, cảng hàng không Côn Đảo, Sa Pa; đầu tư xây dựng các cảng hàng không bảo đảm quốc phòng - an ninh như: Phan Thiết, Thọ Xuân…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…