Một lữ đoàn tên lửa chiến lược trực thuộc Lực lượng Tên lửa PLA đã tổ chức một cuộc tập trận vào lúc nửa đêm, bao gồm các khóa huấn luyện như tấn công giả lập phóng điện tử nhiều lần, cơ động di chuyển và lắp đặt tên lửa.
Sau khi tiến hành đợt tấn công tên lửa đầu tiên, các khẩu đội tên lửa nhận được lệnh chuyển vị trí, nạp đạn và bắt đầu đợt tấn công thứ hai.
Cuộc diễn tập cũng mô phỏng một cuộc tấn công của kẻ thù giả định vào trận địa phóng, các lính tên lửa phải nhanh chóng cơ động đến trận địa phóng dự phòng. Việc nạp đạn đòi hỏi binh sĩ phải thực hiện chính xác, với thời gian ngắn nhất dù thao luyện vào ban đêm để để có được những kỹ năng chuẩn xác trong các hoạt động và kịp thời tiến hành cuộc tấn công hỏa lực trên chiến trường.
Quân đội Trung Quốc diễn tập phóng tên lửa đạn đạo chiến lược - chiến dịch DF-26.
Dong-Feng 26 (DF-26, East Wind-26) là tên lửa đạn đạo tầm trung trong biên chế sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc, do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) sản xuất. Các quan chức Mỹ cho biết, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc (PLARF) đã phóng thử nghiệm tổng cộng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung. Những vụ thử tên lửa nay gây lên sự quan tâm đặc biệt từ Nhật Bản, Lầu Năm Góc và Đài Loan.
DF-26 có tầm bắn trên 5.000 km (3.100 hải lý), có thể tiến hành các cuộc tấn công mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường chính xác vào các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Đây là tên lửa đạn đạo được trang bị đầu đạn thông thường đầu tiên của Trung Quốc, có khả năng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam; cư dân mạng gọi DF-26 là "Guam Express" hoặc "Guam Killer".
Việc tên lửa DF-26 có mang đầu đạn hạt nhân hay thông thường trở thành mối đe dọa lớn đối với cụm hải quân tấn công tàu sân bay. Do trong một cuộc chiến toàn diện, việc sử dụng đầu đạn hạt nhân sẽ hủy diệt tất cả các cụm tàu sân bay tấn công chỉ trong một lần phóng.