Cụ thể, trong tháng 2, cổ phiếu SDP của CTCP SDP bị hủy niêm yết (từ ngày 21/2). Tháng 4, có 2 cổ phiếu bị hủy niêm yết là ORS của CTCP Chứng khoán Phương Đông (từ 9/4) và SDE của CTCP Kỹ thuật điện Sông Đà (từ 19/4).
Trong tháng 5, có 5 cổ phiếu bị hủy niêm yết gồm SCJ của CTCP Xi măng Sài Sơn (từ 20/5), PCN của CTCP Hóa phẩm dầu khí DMC miền Bắc (từ 23/5), PVV của CTCP Vinaconex 39 (từ 24/5), DCS của CTCP Tập đoàn Đại Châu (từ ngày 24/5) và DLR của CTCP Địa ốc Đà Lạt (từ 24/5).
Tháng 6 tới, sẽ có 6 cổ phiếu bị hủy niêm yết, gồm KHB của CTCP Khoáng sản Hòa Bình (từ 18/6), ALV của CTCP Đầu tư và phát triển hạ tầng ALV (từ 14/6), ASA của CTCP Hàng tiêu dùng ASA (từ 13/6), CMI của CTCP CMI STONE (từ 6/6), SDD của CTCP Đầu tư xây lắp Sông Đà (từ 4/6) và LTC của CTCP Điện nhẹ Viễn thông (từ 13/5).
"Một điều trông thấy rõ nhất mỗi khi 1 doanh nghiệp rời sàn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường thiệt hại rất nhiều bởi khi cổ phiếu rời sàn HNX hoặc HSX sẽ được chuyển xuống Upcom hoặc OTC. Khi đó, giao dịch tại tại các thị trường thấp cấp hơn sẽ khiến cổ phiếu không có thanh khoản cao. Tính hấp dẫn giảm và theo đó giá sẽ giảm.
Lý do các cổ phiếu này bị hủy niêm yết chủ yếu là do kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp (2016-2018), hoặc chậm công bố báo cáo tài chính 3 năm liên tiếp (ALV, ASA, CMI), hoặc bị kiểm toán từ chối ra báo cáo kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm 2018 (LTC, SDD, DCS).
Nhiều trường hợp, doanh nghiệp sau khi hủy niêm yết bỗng mất tích hoặc các cổ đông lớn tính chuyện mua lại cổ phiếu với giá bèo. Do đó, việc thu hồi vốn, với nhiều nhà đầu tư, là rất khó khăn hoặc là phải chấp nhận thua lỗ nhiều.