Làn sóng thoái vốn của lãnh đạo và người thân Sabibeco vẫn tiếp diễn

Nếu các thương vụ thoái vốn được thực hiện thành công, gia đình Chủ tịch Văn Thanh Liêm dự kiến thu về hơn 427 tỷ đồng, trong khi gia đình ông Đinh Văn Thuận và các thành viên liên quan có thể nhận khoảng 185 tỷ đồng...

Làn sóng thoái vốn của lãnh đạo và người thân Sabibeco vẫn tiếp diễn

Làn sóng thoái vốn của các thành viên nội bộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây (Sabibeco – mã chứng khoán: SBB) tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong bối cảnh thương vụ “thâu tóm” Sabibeco của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco – mã chứng khoán: SAB) sắp bước vào giai đoạn hoàn tất.

Trong đợt thoái vốn lần này, không chỉ Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabibeco, ông Văn Thanh Liêm, cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hạnh, con gái là bà Văn Bảo Ngọc (Phó Tổng Giám đốc Sabibeco) và con rể đăng ký bán toàn bộ 15,68% cổ phần, mà còn có thêm sự tham gia của con trai ông Liêm - ông Văn Thảo Nguyên (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Sabibeco), cùng nhiều người thân khác như em ruột, em rể, em dâu, bà “thông gia” và con dâu.

Tổng cộng, gia đình Chủ tịch cùng người thân dự kiến rút toàn bộ 22,19% vốn khỏi công ty thông qua giao dịch ngoài sàn trong khoảng thời gian từ ngày 5 - 25/12, trùng với thời điểm Sabeco dự kiến hoàn tất việc mua lại Sabibeco.

Trước đó, sau khi Sabeco công bố chào mua công khai cổ phiếu SBB, ông Văn Thanh Liêm cùng vợ, con gái và con rể đã từng đăng ký bán toàn bộ 15,68% vốn trong khoảng thời gian từ 13/11 - 10/12. Tuy nhiên, do thời hạn nhận hồ sơ chào mua chưa kết thúc, các giao dịch này chưa thể thực hiện thành công.

Không chỉ gia đình ông Liêm, gia đình hai Ủy viên Hội đồng quản trị khác của Sabibeco là ông Đinh Quang Hải và ông Đinh Văn Thuận, cùng nhiều nhân sự chủ chốt như Kế toán trưởng Nguyễn Thị Hiếu, Trưởng Ban Kiểm Soát Văn Bá Nam và Thành viên Ban Kiểm Soát Bùi Thị Hà, cũng đồng loạt đăng ký bán sạch cổ phần đang nắm giữ.

Đặc biệt, gia đình ông Đinh Văn Thuận, gồm vợ là bà Phạm Thị Cẩn cùng các con và anh em ruột, dự kiến thoái toàn bộ 7,49% vốn. Đồng thời, Công ty Cổ phần Tập đoàn Polyco - nơi ông Thuận giữ vai trò đại diện pháp luật - cũng đăng ký bán nốt 2,12% cổ phần còn lại.

Vào cuối tháng 10, Sabeco chính thức công bố kế hoạch chào mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu của Sabibeco với mức giá 22.000 đồng/cổ phiếu, nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên 59,6%. Sabeco đồng thời nhấn mạnh khả năng điều chỉnh tăng giá mua nếu cần thiết để bảo vệ lợi ích, hoặc hủy bỏ kế hoạch nếu số lượng cổ phiếu đăng ký bán không đạt tối thiểu 28,7% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Nếu thương vụ được thực hiện thành công với mức giá này, gia đình Chủ tịch Văn Thanh Liêm dự kiến thu về hơn 427 tỷ đồng, trong khi gia đình ông Đinh Văn Thuận và các thành viên liên quan có thể nhận khoảng 185 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 7, lãnh đạo Sabibeco từng tiết lộ rằng mức giá mua cổ phiếu ban đầu được đưa ra là 26.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, Sabeco đã đề xuất giảm giá và Hội đồng quản trị đang nỗ lực đàm phán để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cổ đông.

anh-chup-man-hinh-2024-12-18-luc-154537.png
Thị giá cổ phiếu SBB từ đầu năm tới nay

Dù giảm xuống còn 22.000 đồng/cổ phiếu, mức giá này vẫn cao hơn khoảng 16% so với thị giá SBB kết phiên giao dịch ngày 18/12 (18.500 đồng/cổ phiếu) – thời điểm cổ phiếu SBB đã tăng 30% so với đầu năm nay.

Xem thêm

SABECO chính thức ra mắt dòng bia 333 Pilsner

SABECO chính thức ra mắt dòng bia 333 Pilsner

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) chính thức ra mắt dòng bia 333 Pilsner - phiên bản nhẹ hơn, êm hơn của thương hiệu huyền thoại...

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...