3 bài học cho dân khởi nghiệp từ 9 mùa "Shark Tank" Mỹ

Nếu không giành được thỏa thuận, thí sinh cũng có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm gọi vốn.
3 bài học cho dân khởi nghiệp từ 9 mùa "Shark Tank" Mỹ

"Shark Tank" là chương trình truyền hình thực tế về đầu tư nổi tiếng của Mỹ, được Việt Nam mua bản quyền và sản xuất phiên bản "Thương vụ bạc tỷ". Trải qua 9 mùa, chương trình thu hút đông đảo người tham gia, người xem cũng như hàng loạt giải thưởng.

Ra mắt năm 2009, 441 người giành được thỏa thuận với nhà đầu tư (shark - cá mập) và 362 ra về tay trắng. Thành phần quan trọng cho những trường hợp thành công là gì?

Một nghiên cứu về 803 dự án khởi nghiệp từng xuất hiện trên "Shark Tank" của công ty tiếp thị SimpleTexting đưa ra 4 kết luận về cách doanh nhân có thể giành được khoản đầu tư lớn.

Đừng làm một mình

Thí sinh Shark Tank nên làm việc theo cặp hoặc nhóm. Những người làm với đối tác có cơ hội nhận đầu tư cao hơn 21% và doanh nghiệp có xu hướng được định giá trung bình cao hơn 22% so với dự án của một cá nhân.

Người ta thường nói: “Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Nhận xét này khá đúng khi áp dụng vào kinh doanh. Tự thực thi ý tưởng bản thân nghĩ ra có vẻ đơn giản hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu có sự giúp sức của những người mà bạn tin tưởng.

Đừng bỏ qua cơ hội nhận đầu tư vì yêu cầu quá nhiều

Thí sinh yêu cầu nhiều hơn ít có khả năng nhận được thỏa thuận. Những người gọi dưới 200.000 USD có tỷ lệ thành công 57%. Tỷ lệ giảm xuống 49% cho các thương vụ trong khoảng 400.000 USD đến 599.000 USD và chỉ còn 44% cho người cần 600.000 USD trở lên.

Trong thực tế, các nhà đầu tư đến từ các lĩnh vực khác nhau, có sở thích riêng và làm việc trong đủ ngành công nghiệp. Vì vậy, bạn phải tìm một "shark" phù hợp với dự án. Gọi vốn rất khó nên đừng vội bỏ qua một đề nghị đầu tư chỉ vì con số không được như mong muốn.

Đừng bỏ cuộc nếu bị từ chối

Nếu không nhận được thỏa thuận nào trên chương trình, đừng vội vứt ngay ý tưởng khởi nghiệp. Bước đầu tiên là xem lại phần trình bày cũng như nhận xét của nhà đầu tư.

Trong nhiều trường hợp, "shark" từ chối chỉ vì thí sinh không có sức thuyết phục. Nếu nghĩ rằng bạn nằm trong nhóm này, hãy viết lại bài thuyết trình, từ cập nhật thông tin còn thiếu đến thay đổi cách nói hay thậm chí tập tăng sự tự tin. Dù là gọi vốn trên chương trình hay trong thực tế, phần trình bày dự án cũng rất quan trọng.

Nếu ý tưởng kinh doanh còn thiếu sót, bạn cần tìm cách sửa dựa trên phản hồi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi xem xét mọi góc độ và thấy dự án thật sự không tốt, bạn cũng đừng nản chí và hãy dồn sức cho một ý tưởng mới.

Theo NDH

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...