4 dự án giao thông lớn khởi công trong tháng 8/2022

Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT - Bộ GTVT) cho biết, tính đến nay, 3/7 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư, gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh; Cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang; Dự án QL6 tuyến tránh TP Hòa Bình.
4 dự án giao thông lớn khởi công trong tháng 8/2022

Hiện vẫn còn 4 dự án chưa phê duyệt gồm: Dự án đường tránh phía Đông TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc; Dự án tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn; Dự án cải tạo, mở rộng QL2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cục QLXD&CLCTGT đã yêu cầu các chủ đầu tư/ban QLDA bám sát kế hoạch, hoàn chỉnh các thủ tục để trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trước 30/8/2022.

Liên quan đến tình hình triển khai thủ tục các dự án đầu tư công thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025, theo Cục QLXD&CLCTGT, hiện tại, 54/66 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 12 dự án chưa phê duyệt.

Trong số 54 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, đến nay, 22 dự án đã được phê duyệt dự án. Đối với 32 dự án còn lại, các chủ đầu tư đã lập kế hoạch và có văn bản cam kết tiến độ trình thẩm định, phê duyệt dự án.

Trong đó, dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống và dự án tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang, TP Đà Nẵng đã được Cục QLXD&CLCTGT đã hoàn thành công tác thẩm định để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt. 19 dự án dự kiến phê duyệt trước 30/8/2022 và 11 dự án dự kiến phê duyệt sau ngày 30/8.

Xem thêm

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 2): Thực trạng thu - chi và vấn đề an ninh tài chính!

Thu chi ngân sách trong bối cảnh thực thi các FTA (Bài 2): Thực trạng thu - chi và vấn đề an ninh tài chính!

Những năm qua, cân đối thu - chi ngân sách được thực hiện ngày càng tốt hơn do thể chế quản lý dần được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và thông lệ, ngân sách nhà nước (NSNN) được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.