5 lý do để Sabeco “cháy hàng” sau khi lên sàn HOSE

Riêng trong năm 2015, Việt Nam tiêu thụ 3,4 lít bia và là quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á và nằm trong top 25 thế giới.
5 lý do để Sabeco “cháy hàng” sau khi lên sàn HOSE

Mới đây, Sabeco đã nộp hồ sơ niêm yết hơn 640 triệu cổ phiếu trên Sở GDCK TP.HCM (Hose) và theo dự kiến, Sabeco sẽ lên sàn trong tháng 11 hoặc đầu tháng 12 tới đây. Ngay lập tức, sự kiện này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và giới đầu tư đang “đếm từng ngày” chờ Sabeco lên sàn.

Trên TTCK, sức nóng của việc Sabeco lên sàn có thể thấy rõ khi hàng loạt cổ phiếu ngành bia như WSB, SMB, BSP, HAT, HAD, SCD…đều tăng trưởng phi mã. Dưới đây là 5 lý do cho thấy vì sao Sabeco sẽ trở thành tâm điểm của thị trường sau khi niêm yết.

Việt Nam là mảnh đất “màu mỡ” cho doanh nghiệp bia

Nghiên cứu của Nielsen được công bố mới đây cho thấy tốc độ tăng trưởng ngành đồ uống nói chung tại Việt Nam đang có sự chững lại đáng kể. Tuy vậy, nếu xét riêng về bia thì đây vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Kể từ quý 3/2015, tốc độ tăng trưởng ngành bia Việt Nam thường đạt mức trên 13%. Trong quý 3/2016, mặc dù tăng trưởng ngành bia đã có phần chậm lại nhưng vẫn ở mức khá cao với 9,2%.

5 lý do để Sabeco “cháy hàng” sau khi lên sàn HOSE ảnh 1

Tăng trưởng bia Việt Nam. Nguồn: Nielsen

Trong những năm qua, tốc độ tiêu thụ bia tại Việt Nam đã tăng “phi mã”. Riêng trong năm 2015, Việt Nam tiêu thụ 3,4 lít bia và là quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á và nằm trong top 25 thế giới.

Tuy vậy, thống kê cho thấy mức tiêu thụ bia trên đầu người của Việt Nam hiện mới đạt 57,09 lít bia mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 92,07 lít của nhóm 25 nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15 – 54 (chiếm 61,91%) và đây là độ tuổi tiêu thụ bia nhiều nhất. Điều này cho thấy ngành bia Việt Nam còn rất nhiều dư địa tăng trưởng.

Ngoài ra, tầng lớp trung lưu và giàu có tiếp tục tăng nhanh, dự báo sẽ tăng gấp đôi lên tới 33 triệu người, tương đương khoảng 1/3 dân số Việt Nam đến năm 2020. Việc thu nhập gia tăng nhanh chóng sẽ giúp tiêu thụ bia, đặc biệt phân khúc bia cao cấp tăng mạnh.

Sabeco thống lĩnh thị trường bia Việt Nam

Sabeco hiện là doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam với thị phần lên tới 43%, bỏ xa các đối thủ bám đuổi như Heineken, Habeco, Carlsberg, Sapporo…

Với thị trường tiêu thụ bia tiềm năng như Việt Nam, không bất ngờ khi KQKD Sabeco trong những năm qua tăng trưởng hết sức tích cực với doanh thu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, Sabeco đã đạt doanh thu 21.809 tỷ đồng – tăng 9%; LNTT 4.510 tỷ đồng – tăng 21% so với cùng kỳ 2015 và hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2016.

5 lý do để Sabeco “cháy hàng” sau khi lên sàn HOSE ảnh 2

Cơ cấu cổ đông cô đặc, nhà đầu tư “xếp hàng” chờ mua khi Bộ Công thương thoái vốn

Cơ cấu cổ đông Sabeco khá cô đặc khi Bộ Công thương nắm giữ 89,59% cổ phần, Heineken nắm giữ 5% cổ phần. Do đó, lượng cổ phần lưu hành tự do chỉ là 5,41%, tương đương 34,6 triệu đơn vị. Với khối lượng lưu hành tự do là không lớn, việc cổ phiếu Sabeco tăng mạnh sau khi lên sàn là điều có thể sẽ diễn ra.

Ngoài vấn đề cơ cấu cổ đông cô đặc, việc Bộ Công thương sẽ tiến hành thoái vốn khỏi Sabeco cũng là yếu tố hỗ trợ mạnh cho cổ phiếu. Hiện tại, hàng loạt đai gia bia trên thế giới như Heineken, Ab-Inbev, Singha, Thai Beverage, Asahi Group, Kirin Holdings…đều đang “xếp hàng” chờ mua cổ phần Sabeco.

Cần lưu ý, cuộc đua giành quyền chi phối tại Sabeco được kỳ vọng “nóng” hơn rất nhiều so với Habeco, nơi mà Carlsberg đang gần như nắm ưu thế tuyệt đối. Do đó, không loại trừ việc các nhà đầu tư sẽ cạnh tranh khốc liệt về giá để sở hữu “mỏ vàng” Sabeco.

Trên thị trường OTC, cổ phiếu Sabeco hiện đang được nhà đầu tư chào mua quanh ngưỡng 130.000đ, cao hơn 60% so với tháng 8, thời điểm xuất hiện những thông tin về việc thoái vốn kết hợp niêm yết Sabeco trên TTCK.

Habeco quá thành công sau khi chào sàn Upcom

Sau khi chào sàn Upcom, cổ phiếu Habeco (BHN) đã có chuỗi phiên tăng trần liên tiếp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu nhìn vào sự thành công của BHN, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng Sabeco sẽ lặp lại điều tương tự khi mà mọi yếu tố hỗ trợ cho Sabeco đều có phần vượt trội hơn so với Habeco.

5 lý do để Sabeco “cháy hàng” sau khi lên sàn HOSE ảnh 3

Diễn biến giao dịch cổ phiếu BHN kể từ khi chào sàn Upcom

Thị trường đang thiếu vắng sản phẩm chất lượng

Trong vài năm gần đây, mặc dù số lượng doanh nghiệp niêm yết/giao dịch trên TTCK ngày càng gia tăng nhưng số lượng cổ phiếu cơ bản tốt là không quá nhiều. Do đó, việc Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh thoái vốn, kết hợp niêm yết/giao dịch trên TTCK đối với những doanh nghiệp như Sabeco, Habeco sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn chất lượng hơn trong quá trình đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...