6 quốc gia châu Phi sẽ sớm được tiếp nhận công nghệ vắc xin mRNA

Sáu quốc gia châu Phi đã được chọn để xây dựng nhà máy sản xuất vaccine, nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt vaccine tại châu lục này.
6 quốc gia châu Phi sẽ sớm được tiếp nhận công nghệ vắc xin mRNA

Các quốc gia châu Phi đầu tiên được chọn để nhận công nghệ cần thiết để sản xuất vaccine mRNA là Ai Cập, Kenya, Nigeria, Senegal, Nam Phi và Tunisia, cuộc họp thượng đỉnh của các quốc gia Liên minh châu Âu và Liên minh châu Phi cho biết. 

Sáu quốc gia đã được chọn này thuộc một phần của nỗ lực mà Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra vào năm ngoái nhằm “tái tạo lại mũi tiêm vaccine được coi là hiệu quả nhất để chống lại Covid-19”.

Châu Phi hiện chỉ sản xuất 1% vaccine ngừa Covid-19 và chỉ có khoảng 11% dân số ở châu Phi được tiêm chủng đầy đủ, so với mức trung bình toàn cầu là khoảng 50%. Nỗ lực phân phối vaccine một cách công bằng tới các quốc gia có thu nhập thấp do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, được gọi là COVAX, đã không đạt được nhiều mục tiêu đề ra và chỉ khoảng 10% người dân ở các nước nghèo hơn được tiêm ít nhất một liều.

Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh Brussels rằng mặc dù hơn 10 tỷ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trên toàn cầu, nhưng vẫn còn hàng tỷ người khác vẫn chưa nhận được vaccine. “Hàng tỷ người hiện vẫn chưa được hưởng lợi từ những công cụ quan trọng này,” ông nói, đồng thời kêu gọi gia tăng khẩn cấp việc sản xuất vaccine tại chỗ ở các nước nghèo. 

Đây là lần đầu tiên WHO hỗ trợ một nỗ lực mở rộng phạm vi sản xuất một loại vaccine được bán trên thị trường, nhằm chấm dứt tình trạng ngành công nghiệp dược phẩm vốn ưu tiên các nước giàu hơn cả về mặt bán và sản xuất. 

Đầu tuần này, BioNTech cho biết họ sẽ bắt đầu gửi các nhà máy cỡ container đến các nước châu Phi để giúp họ bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 với các nhân viên châu Âu, điều mà một số nhà hoạt động gọi là động thái “tân thuộc địa” để duy trì sự kiểm soát.

Trong khi đó, mặc dù Moderna cam kết sẽ không truy xét các công ty vì vi phạm bằng sáng chế vaccine của mình, nhưng gần đây, Moderna đã nộp đơn yêu cầu một số bằng sáng chế rộng rãi ở Nam Phi. Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng Moderna sẽ bắt đầu đưa ra yêu cầu thắt chặt bản quyền các bằng sáng chế trong khi Covid-19 vẫn đang lan rộng ở châu Phi, làm suy yếu nỗ lực xây dựng sản xuất vaccine của lục địa này. 

Ngoài việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ vaccine, EU đã và đang xuất khẩu hàng triệu liều vaccine Covid-19 sang châu Phi. Khối 27 quốc gia cho biết họ đã cung cấp cho châu Phi gần 145 triệu liều, với mục tiêu đạt ít nhất 450 triệu liều vào mùa hè.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã lặp lại lời kêu gọi về việc dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ bằng sáng chế đối với vaccine mà ông tin rằng sẽ cho phép nhiều nhà sản xuất hơn nữa sản xuất vaccine chống Covid-19. Tuy nhiên, EU vẫn phản đối động thái này, thay vào đó ủng hộ các giao dịch cá nhân với các công ty để chuyển giao công nghệ và bí quyết.

Quyết định chuyển giao công nghệ vaccine phụ thuộc vào Tổ chức Thương mại Thế giới gồm 164 thành viên. Nếu chỉ một quốc gia bỏ phiếu chống lại việc từ bỏ bảo hộ bằng sáng chế, đề xuất sẽ thất bại.

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết các cuộc đàm phán về bằng sáng chế nên tiếp tục vì mở rộng tiêm chủng trên toàn cầu chính là chìa khóa kết thúc đại dịch. “Nếu không, chúng ta sẽ thấy nhiều biến thể hơn và các biến thể tiếp theo có thể còn nguy hiểm hơn rất nhiều”.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết các quan chức của cả hai châu lục sẽ tiếp tục làm việc để đạt được một quan điểm chung và sẽ gặp lại vào cuối mùa xuân này. “Mục tiêu rất rõ ràng, chúng tôi phải thực hiện,” cô nói. “Châu Âu muốn tiếp tục là đối tác đầu tiên của Châu Phi, một đối tác trung thành và chúng tôi đang chuyển từ lời nói sang hành động ngay bây giờ.”

Xem thêm

Châu Phi: 12 triệu dân chung nhau 4 chiếc máy thở

Châu Phi: 12 triệu dân chung nhau 4 chiếc máy thở

Với hệ thống y tế đang phải vật lộn trước sức ép từ đại dịch, các chuyên gia cảnh báo về khả năng Covid-19 có thể tàn phá những quốc gia thiếu thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…