Châu Phi: 12 triệu dân chung nhau 4 chiếc máy thở

Với hệ thống y tế đang phải vật lộn trước sức ép từ đại dịch, các chuyên gia cảnh báo về khả năng Covid-19 có thể tàn phá những quốc gia thiếu thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng.
Châu Phi: 12 triệu dân chung nhau 4 chiếc máy thở

Các trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã gia tăng vượt ngưỡng 2,2 triệu người và các quốc gia trên thế giới đang phải “tranh giành” để mua được thiết bị y tế, bảo hộ khi đại dịch đã khiến nhu cầu tại các bệnh viện tăng vọt như chưa từng có. 

Với hệ thống chăm sóc sức khoẻ đang phải vật lộn trước sức ép từ đại dịch, các chuyên gia cảnh báo về khả năng Covid-19 có thể tàn phá những quốc gia thiếu thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng.

Ví dụ, tại Nam Sudan, đất nước có 12 triệu dân chỉ sở hữu 4 máy thở và 24 giường ICU cấp cứu, theo dữ liệu từ Uỷ ban Cứu hộ Quốc tế (IRC).
Điều đó cho thấy, cứ mỗi 3 triệu người thì có 1 máy thở. 

Burkina Faso có 11 máy thở, Sierra Loene có 13 và Cộng hoà Trung Phi chỉ có vỏn vẹn 3 máy. Venezuela có 84 giường bệnh ICU cho dân số 32 triệu người vào 90% bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men và vật tư y tế, Tổ chức IRC cho biết. 

Châu Phi đã ghi nhận 12.400 trường hợp nhiễm bệnh kể từ khi ca đầu tiên được xác nhận tại Ai Cập vào ngày 14/2, theo WHO. Tiến sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực châu Phi của WHO, cho biết “đại dịch này không chỉ có khả năng gây ra hàng nghìn cái chết mà còn tàn phá toàn bộ nền kinh tế và xã hội nếu không được xử lý kịp thời.” 

Có ít hơn 2.000 máy thở chức năng ở 41 quốc gia châu Phi, trong khi tổng số giường ICU có sẵn là khoảng 5.000. Con số cho thấy tỷ lệ 5 giường bệnh trên 1 triệu người - so với 4.000 giường bệnh trên 1 triệu người ở châu Âu.

“Chúng ta đã chứng kiến sự áp đảo nhanh chóng của dịch bệnh đối với hệ thống y tế ở cả những quốc gia tân tiến. Do vậy, đã có những mối lo ngại sâu sắc đối với thiệt hại mà những nơi có hệ thống yếu hơn như châu Phi sẽ phải đối mặt,” Elinor Raikes, phó chủ tịch IRC chia sẻ với CNN. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…