60 triệu cổ phiếu PXS bị huỷ niêm yết bắt buộc từ ngày 24/6

Trước đó, cổ phiếu PXS của Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí đang trong diện kiểm soát từ ngày 24/4/2020 do những vấn đề ngoại trừ trên BCTC kiểm toán tồn tại đã lâu.
60 triệu cổ phiếu PXS bị huỷ niêm yết bắt buộc từ ngày 24/6

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa công bố quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu PXS của Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí. Theo đó, 60 triệu cổ phiếu PXS sẽ chính thức hủy niêm yết tại HoSE vào ngày 24/6/2022.

Lý do huỷ niêm yết là tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2019, năm 2020 và năm 2021 của PXS, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu PXS trên HoSE là ngày 23/6.

Trước đó, ngày 8/4/2022, HoSE thông báo nhận được công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí.

Căn cứ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/Đ-CP ngày 31/12/2020: "1. Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau: …h) Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp".

Do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, 2020, 2021 đều có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, cổ phiếu PXS thuộc diện hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.

Riêng năm 2021, PXS ghi nhận doanh thu thuần 1.082 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2020 và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 3 tỷ đồng. Nhờ khoản thu nhập khác tăng đột biến, PXS thoát lỗ với khoản lãi ròng vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước. Do các khoản lỗ nặng năm 2018 và 2019, lỗ lũy kế của PXS đến cuối năm 2021 vẫn còn hơn 363 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính khi nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 226 tỷ đồng thời điểm 31/12/2021.

Tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, kiểm toán cho hay, công ty ghi nhận điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 56 tỷ đồng, nợ phải thu ngắn hạn khách hàng 61 tỷ đồng và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi 61 tỷ đồng liên quan đến Ban quản lý dự án công trình DKI theo Bảng giá trị khối lượng quyết toán và Biên bản đối chiếu công nợ ngày 9/6/2021 cho gói thầu số 1 thuộc Dự án sửa chữa, nâng cấp công trình DK1/20, DK2/21, DK1/11, DK1/12 trên Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Dự án này đã được ghi nhận doanh thu trong năm 2017 theo giá trị khối lượng hoàn thành đưa vào sử dụng mà công ty xác định do đó, việc ghi nhận các điều chỉnh đã nêu trên đối với dự án này trong năm 2021 là không phù hợp theo chuẩn mực và quy định ế toán doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu được ghi nhận đúng thì bảng cân đối kế toán chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối năm nay số cuối năm sẽ giảm đi 5,6 tỷ đồng, chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối luỹ kế đến cuối năm trước số cuối năm nay sẽ tăng lên 5,6 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm nay sẽ tăng lên 56 tỷ đồng, Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 61 tỷ đồng và lợi nhuận sẽ giảm đi 5,6 tỷ đồng.

Trước đó, cổ phiếu PXS đang trong diện kiểm soát từ ngày 24/4/2020 do những vấn đề ngoại trừ trên BCTC kiểm toán tồn tại đã lâu. Dù vậy, PXS vẫn nổi sóng gây chú ý với điệp khúc tăng sốc, giảm sâu thời gian qua.

Trên thị trường chứng khoán, từ vùng giá dưới 6.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 9/2021, PXS tăng hơn gấp đôi sau khoảng 4 tháng lên 12.500 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 1/2022. Cổ phiếu này sau đó quay đầu chỉnh sâu về sát mệnh giá.

Tuy nhiên chỉ sau chưa đầy 1 tháng, PXS tiếp tục tăng gần 50% lên đỉnh 7 năm vào đầu tháng 3 với 14.700 đồng/cổ phiếu. Từ đây, cổ phiếu này liên tiếp rơi mạnh và hiện đang đứng tại 5.480 đồng/cp khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/5. Khối lượng khớp lệnh của PXS trong 10 phiên giao dịch gần đây đạt hơn 350.000 đơn vị/phiên.

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2022, PXS ghi nhận doanh thu 181,7 tỷ đồng giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế âm 7,5 tỷ đồng trong khi năm ngoái có lãi 1,5 tỷ đồng.

Nguyên nhân do quý 1/2022, các gói thầu A2 của Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn các gói thầu Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đang ở giai đoạn cuối nên sản lượng giảm dẫn đến doanh thu giảm tương ứng.

Xem thêm

PXS ghi nhận quý lỗ liên tiếp thứ 7

PXS ghi nhận quý lỗ liên tiếp thứ 7

CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC – MS mã: PXS) vừa công bố BCTC quý II/2019 với con số lỗ gần 34 tỷ đồng. Đây là quý kinh doanh thua lỗ thứ 7 liên tiếp của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm