Kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, cổ phiếu FTM bị huỷ niêm yết từ 16/5/2022

Nguyên nhân cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và phát triển Đức Quân bị huỷ niêm yết là do kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, và kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC trong 3 năm liên tiếp.
Kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, cổ phiếu FTM bị huỷ niêm yết từ 16/5/2022

Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa thông báo toàn bộ 50 triệu cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và phát triển Đức Quân (Fortex) sẽ bị hủy niêm yết trên HoSE từ 16/5/2022.

Theo HOSE, nguyên nhân cổ phiếu FTM bị hủy niêm yết do công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, và kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính (BCTC) trong 3 năm liên tiếp, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.

Cụ thể, BCTC năm 2021 đã kiểm toán ghi nhận doanh thu trong quý gấp 2,8 lần cùng kỳ, lên đến gần 232 tỷ đồng. Tuy vậy doanh thu không đủ bù đắp các chi phí, FTM báo lỗ 224 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với năm 2020. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp công ty kinh doanh thua lỗ. Tính đến 31/12/2021 Đức Quân Fortex đã lỗ lũy kế hơn 420 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn hơn 88 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu là 500 tỷ đồng.

BCTC kiểm toán năm 2021 của FTM tiếp tục còn có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên. Cụ thể, kiểm toán viên ghi nhận về vấn đề khoản lỗ trên BCTC cả năm hơn 224 tỷ đồng, các khoản vay khách hàng quá hạn thanh toán hơn 602 tỷ đồng và lãi vay ngân hàng quá hạn thanh toán hơn 413 tỷ đồng. Đồng thời tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp…

Tại thời điểm kết thúc năm 2021 công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi hơn 186 tỷ đồng. Nếu khoản này được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp thì lợi nhuận sau thuế sẽ giảm đi số tiền tương ứng.

Kiểm toán viên còn nêu vấn đề nhấn mạnh về các khoản cho vay ngắn hạn, dài hạn không có tài sản đảm bảo, các khoản hợp tác đầu tư chưa được đánh giá tính hiệu quả của việc đầu tư…

Trước đó, trên BCTC năm 2020 ghi nhận liên quan đến khoản lỗ trên BCTC là hơn 200 tỷ đồng, luồng tiền từ SXKD âm hơn 55,6 tỷ đồng, các khoản vay ngân hàng chưa thanh toán là gần 206 tỷ đồng và lãi vay ngân hàng qúa hạn chưa thanh toán hơn 204 tỷ đồng. Và cũng nêu vấn đề về việc khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay… Những điều kiện nay cũng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Niêm yết trên HOSE vào ngày 6/2/2017, FTM đã có giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng/cổ phiếu.

Liên quan đến cổ phiếu FTM, ngày 30/8/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra thông báo về việc xử phạt đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra của UBCKNN, kết quả xác minh của cơ quan công an, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương.

Theo đó, mỗi cá nhân trên bị phạt tiền 600 triệu đồng, tổng giá trị phạt là 1,2 tỷ đồng khi sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu FTM.

Căn cứ kết quả xác minh của Cơ quan công an và kết quả kiểm tra, hậu quả do hành vi thao túng cổ phiếu FTM của 2 cá nhân nêu trên gây ra xác định theo quy định tại Điều 211 - Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của 2 cá nhân này.

Xem thêm

Chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu FTM?

Chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu FTM?

Giảm 18 phiên liên tiếp trong đó có 15 phiên giảm sàn, cổ phiếu FTM hiện chỉ còn giao dịch tại mức giá 8.140 đồng/cp, “bốc hơi” 66% thị giá so với đầu tháng 8.
FTM đã khiến nhà đầu tư "cháy túi" thế nào?

FTM đã khiến nhà đầu tư "cháy túi" thế nào?

Cú lao dốc không phanh của FTM khiến giới đầu tư choáng váng cho rằng đây là một cổ phiếu hội tụ đầy đủ nhất các cách thức của đội lái trong việc tạo cung cầu ảo để "dụ" nhà đầu tư xuống tiền nhằm kiế

Có thể bạn quan tâm