7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được cấp phép trở lại

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, đến tháng 9, 7 doanh nghiệp xăng dầu bị rút giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu vừa qua sẽ được hoạt động trở.

Trong đó, 5 doanh nghiệp đã được cơ quan chức năng hoàn trả giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu.

Còn lại, 2 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh, Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil sẽ được trả lại giấy phép trong tháng 9 tới. 

Trước đó, Bộ Công thương đã công khai rút giấy phép có thời hạn đối với 7 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Cụ thể gồm:

Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 2 tháng kể từ ngày 26/7/2022);

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu một tháng kể từ ngày 18/7/2022);

Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu một tháng kể từ ngày 13/7/2022);

Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 28/7/2022);

Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng kể từ ngày 19/7/2022);

Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh (Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 7/7/2022);

Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro (tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng kể từ ngày 12/7/2022).

Mới đây, trong cuộc họp về đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước do Bộ Công thương chủ trì, Tổng Cục trưởng Tổng Cục quản lý thị trường Nguyễn Hữu Linh cho biết, tính từ đầu năm đến nay, có 255/16.700 cửa hàng xăng dầu trên cả nước đang dừng hoạt động do nhiều lý do. Các cây xăng này đang được Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đang xem xét xử lý để làm các thủ tục xin cấp lại.

Về các doanh nghiệp bị rút giấy phép tạm thời, ông Linh cho rằng, cần phải đánh giá rõ ràng việc tác động của việc rút giấy phép bởi sau khi trả giấy phép, các công ty này đã nối lại việc cung ứng xăng dầu. Đặc biệt là 3 công ty chuẩn bị trả giấy phép, số lượng cửa hàng cũng như địa bàn và tình hình kinh doanh nhập khẩu lực lượng quản lý thị trường nắm rất kỹ khả năng tác động của việc cung ứng xăng dầu.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diêncho rằng, số lượng nhập khẩu xăng dầu của những doanh nghiệp này không lớn, chỉ 20-28% nhu cầu trong nước, trong khi Việt Nam có tới 36 doanh nghiệp nhập khẩu. Vì vậy, 7 hay 10 doanh nghiệp vi phạm bị rút giấy phép trong thời hạn nhất định cũng không ảnh hưởng tới thị trường xăng dầu, nguồn cung của cả nước.

Theo báo cáo mới đây từ Bộ Công thương, hiện tháng 8 có 2,8 triệu m3 cả tồn kho gối đầu phải duy trì sang các tháng tiếp theo khoảng 1 – 1,3 triệu m3; nguồn tiêu thụ trong tháng khoảng 1,5-1,7 triệu m3. Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chỉ đạo 2 Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn 6 tháng cuối năm và kế hoạch đăng ký với Bộ là quý III sẽ sản xuất 3,9 triệu m3, chiếm 72% tổng nhu cầu, quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3, chiếm 80% tổng nhu cầu.

Về nhập khẩu, ước nhập khẩu tháng 8 là 520.000 m3 và dự kiến các tháng cuối năm, mỗi tháng nhập khẩu 500.000 m3. Trong khi đó, nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, theo ước tính 1,6-1,7 triệu m3/1 tháng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng thế giới vẫn tăng mạnh dù đồng USD leo thang, trong nước, vàng miếng SJC thêm nửa triệu đồng/lượng ở cả chiều mua - bán...