8 tháng, hoạt động IPO sôi động, cổ phần hóa vẫn ì ạch

Từ đầu năm đến nay, hoạt động chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) diễn ra khá sôi động, tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa tiếp tục diễn ra chậm.
8 tháng, hoạt động IPO sôi động, cổ phần hóa vẫn ì ạch

Theo cập nhật của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, 8 tháng đầu năm nay, có 20 doanh nghiệp tiến hành IPO, với tổng giá trị bán ra là 13.745 tỷ đồng, thu được 21.565 tỷ đồng. Trong đó, có một số doanh nghiệp lớn tiến hành IPO như: Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Phát điện 3, Tổng công ty Thương mại Hà Nội…

"Trái ngược với hoạt động IPO khá sôi động là tiến độ cổ phần hóa tiếp tục diễn ra chậm, khi 8 tháng qua chỉ có 10 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong khi kế hoạch năm là phải cổ phần hóa 85 doanh nghiệp.

Nhận xét về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn 6 tháng đầu năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng quá trình cổ phần hóa, thoái vốn đang đi vào thực chất, có chiều sâu. Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm. 

Nguyên nhân chính là việc ban hành một số văn bản hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp còn vướng mắc, lúng túng trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn theo các quy định mới. 

Một số doanh nghiệp không bán được cổ phần cho cổ đông chiến lược theo phương án được duyệt do quá thời hạn 4 tháng sau IPO theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, như các tổng công ty: Dầu, Điện lực dầu khí...

Chỉ đạo xử lý việc cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp những tháng cuối năm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung đề xuất giải pháp để tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ và chất lượng của quá trình cổ phần hóa, thoái vốn. Để hoàn thành nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo cần nhanh chóng hoàn thiện báo cáo kế hoạch triển khai trong những tháng cuối năm 2018 làm cơ sở để đôn đốc, giám sát doanh nghiệp; các bộ, ngành rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về cổ phần hóa, bán vốn. 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...