8 triệu lượt khách quốc tế liệu có phải là mục tiêu quá dè chừng của du lịch Việt Nam?

Năm 2023 ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu hút khách quốc tế là 8 triệu lượt khách, trong khi năm 2019 (trước Covid-19) mục tiêu này là hơn 18 triệu…
khách quốc tế
Lượng khách quốc tế và khách nội địa của 5 tháng đầu năm 2023

Trong dự thảo báo cáo tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ 2023, Tổng cục Du lịch đề xuất đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế và 102 triệu lượt nội địa, thu về khoảng 650.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia và doanh nghiệp lại cho rằng đề xuất đặt mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế năm 2023 "trong tầm tay", thậm chí còn có thể cao hơn nếu thị trường phục hồi.

5 tháng đạt gần 4,6 triệu lượt quốc tế

Còn nhớ, vào năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế. Con số này gấp 2,25 lần so với mục tiêu 8 triệu lượt khách như năm nay.

Do vậy, một số ý kiến cho rằng, con số 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023 là một con số hạn chế, chưa xứng tầm với điều kiện du lịch hiện nay.

Thực tế, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, ợng khách quốc tế vào Việt Nam trong tháng 5/2023 đạt 916.257 nghìn lượt, giảm 6,9% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm đạt gần 4,6 triệu lượt, đạt 57,5% kế hoạch năm 2023. Riêng, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 1,3 triệu lượt; Trung Quốc vươn lên ở vị trí thứ 2, đạt 399 nghìn lượt; Mỹ đứng thứ 3 với 307 nghìn lượt.

Đáng chú ý hơn, dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google, lượng tìm kiếm về lưu trú du lịch Việt Nam năm nay đang tăng nhanh, xếp thứ 11 trên thế giới nằm trong nhóm có mức tăng từ 10% đến 25%, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ về nhu cầu du lịch Việt Nam.

Tại Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam và Philippines là quốc gia ở nằm trong nhóm đầu thế giới. Các quốc gia khác trong khu vực xếp sau khá xa, cụ thể Thái Lan là 24, Singapore là 33, Indonesia đứng thứ 44 và Malaysia là 45.

khách quốc tế
Tăng, giảm của các thị trường khách hàng đầu tháng 5/2023 so với tháng 4/2023 (đơn vị: %)

Các thị trường nước ngoài tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam gồm có Mỹ, Nhật, Úc, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Đức, Anh, Hàn Quốc.

Theo báo cáo mới nhất tháng 5/2023 của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lượng khách quốc tế toàn cầu trong quý 1/2023 ước đạt 235 triệu lượt, hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 80% so với mức trước đại dịch. Dự báo lượng khách quốc tế trong năm 2023 sẽ phục hồi từ 80 - 95% so với mức trước đại dịch Covid-19.

Từ những dữ liệu trên, có thể nói Việt Nam đang là “vùng đất hứa” được nhiều du khách nước ngoài quan tâm và muốn đặt chân đến. Chỉ trong 5 tháng đầu năm, nước ta đã đạt 57,5% kế hoạch đề ra với gần 4,6 triệu lượt khách quốc tế, trong khi đó, mùa du lịch tại Việt Nam chỉ đang mới khởi động.

Vậy kế hoạch 8 triệu khách du lịch trong năm 2023 so với tiềm năng trên chưa thực sự tương xứng, dự phóng khả năng vượt kế hoạch này là rất lớn, khi động lực tăng trưởng ở mùa cao điểm du lịch quốc tế cuối năm và những chính sách tạo thuận lợi cho du lịch sắp tới.

Nhưng có một điều đáng chú ý, bốn năm trước dịch, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế thấp hơn nội địa, nhưng chi tiêu lớn hơn nhiều. Năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 1/5 khách nội địa, nhưng đóng góp gần 56% tổng nguồn thu khoảng 760.000 tỷ đồng và con số của hai năm trước đó cũng tương đương.

Điều này cho thấy, du lịch quốc tế có vai trò cực kỳ quan trọng với ngành du lịch Việt Nam. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng không chỉ là con số bao nhiêu, 8 triệu hay hơn 8 triệu lượt khách mà quan trọng hơn là đưa ra giải pháp để gia tăng nguồn thu và du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.

Chưa kể, theo các doanh nghiệp, mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế của du lịch Việt Nam không quá thách thức. Nếu nhìn sang các nước thì khá phù hợp xu hướng chung là tăng gấp đôi con số thực hiện năm 2022. Ví dụ, Thái Lan cũng đặt mục tiêu đón 20 triệu khách trong năm 2023 sau khi đón vị khách thứ 10 triệu hồi tháng 12. Tương tự, Singapore cũng không giấu tham vọng tăng gấp đôi con số gần 6 triệu lượt khách hiện nay. 

Nhưng để có thể hiện thực hóa mục tiêu này, ngành du lịch Việt Nam phải sớm tháo gỡ những nút thắt về chính sách visa, quảng bá điểm đến, các rào cản kỹ thuật như mua bảo hiểm Covid-19... đang là rào cản, vướng mắc hiện nay. 

"Bước sang năm 2023, Việt Nam cần có lộ trình phục hồi cụ thể, cái gì xác định là điểm nghẽn thì phải tháo hết, phải thay đổi quan điểm khách có sẵn ngoài biên giới, chỉ cần mở cửa là có khách đến, bây giờ các thị trường đều mở và cạnh tranh để thu hút khách diễn ra rất quyết liệt", một doanh nghiệp du lịch cho hay.

Và du lịch Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển...

Thực tế, du lịch Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa, khi hàng loạt chính sách mới nhằm phục hồi thị trường này được ban hành. Cụ thể, vào ngày 18/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Nghị quyết được ban hành sau Hội nghị toàn quốc về du lịch tổ chức ngày 15/3/2023, là định hướng quan trọng nhằm phục hồi và phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trước đó, ngày 6/5, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hùng và Bộ trưởng Bộ Du lịch Campuchia Thong Khon đã ký Bản ghi nhớ giữa hai bên về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch.

Hai bên sẽ thúc đẩy dòng khách du lịch giữa hai nước qua việc tăng cường hợp tác xuyên biên giới và tạo thuận lợi cho du lịch qua lại biên giới và tăng tần suất chuyến bay thẳng giữa hai nước; trao đổi thông tin, dữ liệu du lịch hợp tác quảng bá và xúc tiến du lịch; liên kết và phát triển sản phẩm du lịch...

Cùng với đó, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hàn Quốc, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Trùng Khánh dẫn đầu đoàn công tác Việt Nam đã tham dự Hội nghị Ngành Du lịch thế giới – WTIC 2023” tại Seoul, Hàn Quốc với chủ đề “Phục hồi du lịch thông qua thúc đẩy chuyển đổi số và mở rộng quy mô đổi mới”; và dự cắt băng khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Seoul (SITF) lần thứ 38. Đây là một trong những hội chợ du lịch thường niên lớn nhất Hàn Quốc, là diễn đàn kết nối các điểm đến, nhà cung cấp dịch vụ du lịch, khách sạn, hàng không với các đối tác và khách hàng.

khách quốc tế
Ngành du lịch tăng cường chuyển đổi số. Ảnh minh hoạ

Về chuyển đổi số, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong du lịch. Trong đó Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng, triển khai Đề án Phát triển du lịch gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử (Đề án 06) phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025.

Tầm nhìn đến năm 2030 của Đề án 06 để xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về du lịch, trong đó ưu tiên tích hợp cơ sở dữ liệu căn cước công dân với cơ sở dữ liệu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho thống kê, quản lý khách du lịch.

Theo đó Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập trung xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải nghiệm du khách bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia; phát triển trang mạng du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”, thẻ Việt - thẻ du lịch thông minh phục vụ khách du lịch; phát triển nền tảng số “Quản trị và kinh doanh du lịch”.

Xem thêm

Còn nhiều "con dốc" cản trở du lịch trang trại hút khách tham quan

Còn nhiều "con dốc" cản trở du lịch trang trại hút khách tham quan

Tại hội nghị bàn tròn “Xúc tiến đầu tư bất động sản: Du lịch nông nghiệp Việt Nam", Ths. Nguyễn Văn Chung, Chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho biết, phát triển kinh tế trang trại kết hợp du lịch hiện nay còn gặp nhiều khó khăn...
Luật Kinh doanh bất động sản 2014 còn khoảng trống ở loại hình du lịch nông nghiệp

Luật Kinh doanh bất động sản 2014 còn khoảng trống ở loại hình du lịch nông nghiệp

Thời gian qua, du lịch nông nghiệp đã có sự phát triển tương đối, phù hợp xu thế mới, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như ruộng bậc thang ở Tây Bắc, làng Gò Cỏ (Quảng Ngãi)… song thực tế về pháp lý tại Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 loại hình này vẫn chưa được quy định chặt chẽ…

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…