ACV muốn đổ thêm hơn 2.200 tỷ đồng để mở rộng sân bay Cà Mau

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có văn bản bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về phương án mở rộng sân bay Cà Mau nhằm khai thác 1 triệu khách mỗi năm...

Sắp nâng cấp sân bay Cà Mau
Sắp nâng cấp sân bay Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã thống nhất phương án, lộ trình nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Cà Mau để có thể đón được tàu bay chở khách tầm trung như A321/320 hoặc tương đương trong trong cuộc họp trực tuyến hôm 30/11/2023.

Cụ thể, phương án đầu tư mở rộng sân bay Cà Mau và thống nhất đến năm 2030 sẽ xây dựng mới đường băng dài 2.400m, rộng 45m về phía bắc, cách đường băng hiện hữu của sân bay Cà Mau 180m.

Đồng thời, xây dựng đường lăn mới kết nối sân đỗ hiện hữu với đường băng mới, mở rộng sân đỗ đáp ứng 4 vị trí đỗ máy bay tầm trung (Aibus A320, A321...); nâng cấp nhà ga hành khách hiện hữu có thể khai thác tới 1 triệu hành khách/năm.

Theo dự kiến tổng mức đầu tư sân bay Cà Mau giai đoạn này khoảng 2.253 tỷ đồng. Số tiền này không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.

Còn định hướng phát triển đến năm 2050: Cải tạo đường băng kích thước 2.400m x 45m (xây dựng trong giai đoạn 2030) thành đường lăn song song; xây dựng mới đường băng kích thước 2.40 m x 45m ở phía nam, cách đường lăn song song 180m, xây dựng mới các đường lăn nối; xây dựng mới khu hàng không dân dụng ở phía bắc cảng hàng không Cà Mau.

ACV cho biết, dự kiến kế hoạch triển khai xây dựng mở rộng sân bay Cà Mau giai đoạn đến năm 2030 khoảng 38 tháng gồm: 6 tháng lập, trình, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Cà Mau, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình chấp thuận chủ trương đầu tư và thời gian thực hiện 32 tháng kể từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa kể thời gian giải phóng mặt bằng.

Được biết, sân bay Cà Mau hiện nay là sân bay cấp 3C theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Sân bay hiện có nhà ga hành khách 2 tầng, công suất thiết kế là 200.000 hành khách/năm, phục vụ 150 hành khách/giờ cao điểm.

Hiện sân bay có 1 đường băng dài 1.500m, rộng 30m, kết cấu bê tông nhựa đảm bảo khai thác máy bay ATR 72 và tương đương; 1 đường lăn vuông nối đường băng và sân đỗ có 2 vị trí đỗ máy bay.

Tháng 7/2023, sân bay Cà Mau khai thác 2 loại máy bay ATR 72 của VASCO trên đường bay TP.HCM - Cà Mau và Embraer E190 của Bamboo Airways trên đường bay Hà Nội - Cà Mau. Tuy nhiên, Bamboo Airways đã ngừng khai thác đường bay Hà Nội - Cà Mau từ ngày 25/7/2023.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2023, giai đoạn đến năm 2030 cảng hàng không Cà Mau là sân bay cấp 4C, công suất 1 triệu hành khách/năm; giai đoạn đến năm 2050 sân bay Cà Mau có công suất 3 triệu hành khách/năm.

ACV nhận định với kế hoạch tăng trưởng giai đoạn đến năm 2030 của tỉnh Cà Mau và quy hoạch tổng thể cảng hàng không Cà Mau như trên, việc nghiên cứu phương án đầu tư, khai thác sân bay Cà Mau đảm bảo tiếp nhận các dòng máy bay tầm trung như Airbus A321, A320… là cần thiết.

Xem thêm

Mô phỏng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Đại biểu Quốc hội muốn sự cam kết thật rõ từ phía Chính phủ về dự án sân bay Long Thành

Sáng 9/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành…

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...