Ấn Độ “mắc kẹt” với hàng triệu liều vaccine không thể xuất khẩu

Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) và một quan chức chính phủ mới đây cho biết, Ấn Độ đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu vaccine Covid-19 do các rào cản hậu cần khiến việc sử dụng chúng ở nhiều quốc gia bị trì hoãn.
Ấn Độ “mắc kẹt” với hàng triệu liều vaccine không thể xuất khẩu

SII, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, sản xuất liều AstraZeneca, Novavax và Sputnik V, đã buộc phải công bố kế hoạch tạm thời giảm một nửa sản lượng vaccine AstraZeneca cho đến khi có nhiều đơn đặt hàng hơn, bao gồm cả những liều tăng cường. 

Giám đốc điều hành SII Adar Poonawalla phát biểu tại một hội nghị trực tuyến do Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ tổ chức: “Trên khắp thế giới, mặc dù có đủ nguồn cung nhưng để đến khi các mũi tiêm được đi vào sử dụng thì lại tốn khá nhiều thời gian.”

Quan chức y tế hàng đầu của Ấn Độ Vinod Kumar Paul cũng cho biết, việc sản xuất vaccine Covid-19 trên toàn cầu hiện nay đã đủ để tiếp cận gần 3,6 tỷ người chưa được tiêm.

"Ấn Độ đang đứng ở vị trí để có thể cung cấp đủ vaccine, nhưng liệu có lực kéo (đối với nó) hay không?” Ông Vinod Kumar Paul đặt ra câu hỏi. "Cuộc tranh luận ở đây là chúng ta nên làm thế nào để đẩy nhanh việc cung cấp, nâng cao khả năng ‘hấp thu’ vaccine ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở lục địa Châu Phi."

Cơ quan kiểm soát dịch bệnh của châu Phi cho biết vào cuối tháng trước, nhiều quốc gia của họ phải vật lộn với công tác hậu cần vaccine, khi nguồn cung bỗng tăng đột biến sau nhiều tháng trì hoãn.

Chỉ có khoảng 8% trong tổng dân số 1,3 tỷ người của Châu Phi đã được tiêm chủng đầy đủ. Ấn Độ, với cùng mức độ dân số tương tự, đã tiêm chủng đầy đủ cho 37%, và đặt mục tiêu tiêm hai liều cho tất cả 939 triệu người trưởng thành vào tháng tới.

Nhu cầu vaccine của Ấn Độ là khoảng 252 triệu liều vào tháng trước, so với năng lực sản xuất hơn 345 triệu liều một tháng chỉ tính riêng ba mũi tiêm chính đã được phê duyệt của nước này.

Sản lượng vaccine AstraZeneca hàng tháng của SII, có nhãn hiệu Covishield, đã tăng gần gấp 4 lần kể từ tháng 4 lên 250 triệu liều. Loại vaccine này chiếm ưu thế trong chương trình tiêm chủng của Ấn Độ nhưng công ty không nhận được yêu cầu nào khác từ chính phủ.

Chương trình Covax phân phối vaccine chủ yếu cho các quốc gia có thu nhập thấp chỉ tìm kiếm khoảng 40 triệu liều Covishield từ SII trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 sau khi New Delhi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu.

Covax, có quyền chọn mua tới 550 triệu liều Covishield, không còn phụ thuộc vào SII như trước khi Ấn Độ đột ngột ngừng xuất khẩu vaccine vào tháng 4 để tiêm chủng cho chính người dân của mình khi dịch bệnh hoành hành. 

Ông Seth Berkeley, giám đốc điều hành của Covax, chia sẻ: “Điều quan trọng ở đây là Ấn Độ cần chứng minh mình vẫn là nhà thuốc cho thế giới và tiếp tục cung cấp ngay cả trong những thời điểm khó khăn. Nếu không, các quốc gia sẽ cần phải xem xét các nhà cung cấp khác thay thế."

Xem thêm

Vắc xin ngừa Covid-19 của Ấn Độ được phê duyệt

Vắc xin ngừa Covid-19 của Ấn Độ được phê duyệt

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã đưa ra khuyến nghị sử dụng khẩn cấp cho một loại vắc xin Covid-19 do chính Ấn Độ phát triển, dự kiến ​​sẽ là dự phòng cho mũi tiêm AstraZeneca / Oxford.
Ấn Độ: Thiên đường và địa ngục

Ấn Độ: Thiên đường và địa ngục

Nhiều người từng đến Ấn Độ chắc đều có chung một cảm giác là đã đến một đất nước với hai thái cực: vừa là địa ngục vừa là thiên đường. Bởi có đó có cả bẩn thỉu và thánh thiện, ồn ào và lười nhác, xảo trá và chính trực...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...