Ấn hành “Bộ sách Mỹ” kể về những nhà lập quốc Hoa Kỳ và câu chuyện kiến tạo quốc gia

Buổi tọa đàm "Những nhà lập quốc Hoa Kỳ và câu chuyện kiến tạo quốc gia” đã giúp hiểu hơn về con người đã lập nên nước Mỹ và những ảnh hưởng của họ đến sự hình thành văn hóa và tính cách Mỹ thông qua
Ấn hành “Bộ sách Mỹ” kể về những nhà lập quốc Hoa Kỳ và câu chuyện kiến tạo quốc gia

Sáng 21/7, tại Trung Nguyên Legend Cafe - 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Công ty CP Sách Omega Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Tia Sáng, Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC), Chương trình Lãnh đạo Trẻ ABG tổ chức buổi tọa đàm “Những nhà lập quốc Hoa Kỳ và câu chuyện kiến tạo quốc gia” nhân dịp ra mắt bộ sách kỷ niệm 242 năm Quốc khánh Hoa Kỳ và 23 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Mở đầu buổi tọa đàm, anh Vũ Tú Thành nói về mô hình phát triển đất nước giữa Jefferson và Halminton. Thời đó chưa có Đảng phái, chỉ có hai tổ chức người liên bang và người cộng hoà lãnh đạo. Hamilton và Người Liên bang muốn có một chính quyền Trung ương mạnh với một tổng thống có nhiều quyền và các tòa án kèm theo. Người Liên bang có chính sách ủng hộ giới chủ ngân hàng và tầng lớp doanh nhân giàu có. Họ chủ trương thúc đẩy quan hệ ngoại giao và kinh tế chặt chẽ với Anh quốc. Người Liên bang không thích dân chủ, cái họ thường mô tả là quyền lực của dân đen.

Thomas Jefferson và Người Cộng hòa cũng ủng hộ Hiến pháp như một bản thiết kế chính quyền. Nhưng họ không cho rằng Hiến pháp trao cho chính quyền trung ương những quyền lực không giới hạn. Người Cộng hòa có chính sách trợ giúp nông dân và các doanh nhân nhỏ. Họ thúc đẩy quan hệ với người Pháp, những người đang nổi dậy chống lại quyền lực của vua. Người Cộng hòa đòi hỏi nhiều quyền hơn và nhiều dân chủ hơn cho toàn thể nhân dân Mỹ.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung nói về bài học thoả hiệp trong chính trị: Thomas Jefferson và Alexander Hamilton có những ý tưởng trái ngược nhau về cách thức điều hành quốc gia. Nhưng họ không đẩy mâu thuẫn gay gắt tới mức có thể chia rẽ đất nước, mà chính sự mâu thuẫn của họ đã giúp tạo nên hệ thống chính trị lưỡng đảng của Mỹ.

Ông Nguyễn Hồng Thạch chia sẻ rằng các chính trị gia Mỹ cũng “rất con người”, cũng có những thói xấu trong đời sống cá nhân, cũng có những công kích cá nhân khi tranh luận về vấn đề quốc gia. Tuy nhiên, trong một nền dân chủ, chúng ta phải học cách thoả hiệp, chấp nhận thất bại và đợi cuộc tranh cử lần sau. Khi Hamilton hay Jefferson được người dân ủng hộ, người còn lại đều thoả hiệp, giống câu chuyện tranh cử giữa Donald Trump và Hillary Clinton thời nay.

Tiếp theo, anh Vũ Tú Thành bày tỏ quan điểm về những khía cạnh đối lập nhau trong văn hoá Mỹ. Mỹ vừa nổi tiếng với chủ nghĩa thực dụng, cũng vừa nổi tiếng với chủ nghĩa lý tưởng. Những nhóm lợi ích cùng tham gia vào tiến trình chính trị, đã cho thấy văn hoá thoả hiệp là đặc trưng cho chính trị Mỹ.

Các khác mời trao đổi tại tọa đàm

Sau các phần trình bày của khách mời, đã có nhiều câu hỏi thú vị, cởi mở của nhiều bạn đọc đặt ra, như các nhà lập quốc đã làm thế nào để cân bằng hai yếu tố “tập quyền” và “phân quyền”; họ đã xử lý thế nào về vấn đề mô hình nhà nước, khi dân chủ quá nhiều thì mất ổn định, dân chủ ít thì nguy cơ chuyên quyền; hay Việt Nam có thể học hỏi được gì từ việc xây dựng Hiến pháp Mỹ và tổ chức nhà nước của Mỹ. Độc giả và các khách mời cũng đã thảo luận nhiều hơn về lịch sử Hoa Kỳ, những lý do vì sao Hoa Kỳ trở thành một quốc gia thịnh vượng như hiện tại. Ngoài ra, quá trình phát triển của Hoa Kỳ cũng đã đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm, cũng như các bài học kinh nghiệm cho các quốc gia sau này.

Nước Mỹ (hay còn gọi là Hoa Kỳ), so với nhiều quốc gia phát triển lâu đời khác, chỉ được thành lập cách đây hơn 300 năm. Từ một quốc gia non trẻ đã vươn lên trở thành cường quốc số một thế giới trong suốt gần một thế kỷ qua.

Có được thành công này, nước Mỹ nhờ vào công sức rất lớn của những con người vĩ đại qua các thời kỳ từ sau ngày độc lập. Trong số đó không thể không kể đến “Những nhà lập quốc Hoa Kỳ”.

Nhóm lập quốc là các cá nhân của mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Họ xuất thân từ đầy đủ các thành phần khác nhau của xã hội từ chính trị gia, luật gia, chính khách, lính, nhà ngoại giao hay công dân bình thường… đã dẫn đầu cuộc cách mạng Mỹ chống lại thẩm quyền của Vương quốc Anh và thành lập Hoa Kỳ. Nhà sử học Richard B. Morris năm 1973 đã xác định “nhóm lập quốc” này gồm 7 nhân vật chính sau: John Adams, Benjamin Franklin, Alexander Hamilton, John Jay, Thomas Jefferson, James Madison, và George Washington.

Adams, Jefferson, và Franklin làm việc trong ủy ban soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Hamilton, Madison, và Jay là các tác giả của The Federalist Papers, ủng hộ việc phê chuẩn Hiến pháp. Jay, Adams và Franklin đã đàm phán Hiệp ước Paris (1783) rằng sẽ chấm dứt Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. Washington chỉ huy quân đội cách mạng. Tất cả đều phục vụ ở các vị trí quan trọng trong chính phủ sớm của Hoa Kỳ.

Những tác phẩm họ tạo ra như Tuyên ngôn Độc lập, Hiến Pháp Mỹ... đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng nhà nước. Sức ảnh hưởng của những tác phẩm này lan tỏa trên toàn thế giới, ngay cả ở Việt Nam. Từ nền tảng vững chắc đó đã định hình nên văn hóa và tính cách Mỹ, giúp quốc gia này phát triển mạnh mẽ cho đến nay.

Có thể bạn quan tâm