APEC cảnh báo chống lại âm mưu bảo hộ và phá giá tiền tệ

Trong một tuyên bố chung sau cuộc họp 2 ngày tại Lima (Peru), Bộ trưởng Tài chính các nước Vành đai Thái Bình Dương đã nhất trí tận dụng "tất cả các công cụ chính sách sẵn có" nhằm kích thích các nền
APEC cảnh báo chống lại âm mưu bảo hộ và phá giá tiền tệ

Trong một tuyên bố chung sau cuộc họp 2 ngày tại Lima (Peru), Bộ trưởng Tài chính các nước Vành đai Thái Bình Dương đã nhất trí tận dụng "tất cả các công cụ chính sách sẵn có" nhằm kích thích các nền kinh tế trong khu vực, đồng thời cảnh báo chống lại bất kỳ hình thức bảo hộ và sự phá giá tiền tệ nào.Các Bộ trưởng Tài chính của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhấn mạnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với vai trò dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu, "đang phải đối mặt với một số thách thức phức tạp làm giảm tăng trưởng và khả năng phục hồi các nền kinh tế của chúng ta."Cảnh báo chống lại tình trạng giá cả hàng hóa thấp, tình hình tài chính bất ổn cũng như trao đổi thương mại trì trệ, các Bộ trưởng Tài chính APEC tuyên bố các nền kinh tế thành viên sẽ tận dụng tất cả các công cụ chính sách sẵn có về tiền tệ, tài chính và cơ chế, kể cả của riêng từng quốc gia và chung của khu vực, nhằm duy trì tăng trưởng. Họ còn bày tỏ quan ngại trước bất kỳ âm mưu nào nhằm làm suy yếu tiền tệ và tăng khối lượng hàng xuất khẩu.Cuộc gặp trên diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng sau tại Peru.APEC có 21 thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.