Apple cố tình khiến văn bản gửi từ thiết bị Android trông… khó đọc hơn?

Được biết đến với các sản phẩm và dịch vụ được thiết kế bởi nguồn lực tài năng của mình, có giả thuyết cho rằng Apple đã cố tình khiến thông điệp từ các thiết bị Android trông “khó nhìn hơn” trong mắt người tiêu dùng.
Apple cố tình khiến văn bản gửi từ thiết bị Android trông… khó đọc hơn?

Có một lý do thực tế khiến bạn nghĩ rằng khung tin nhắn iMessages màu xanh dương của Apple vừa mắt hơn so với bong bóng chữ màu xanh lá cây mà bạn nhận được từ người dùng thiết bị Android. 

Được nhiều người cho là Apple đã cố tình sử dụng độ tương phản màu sắc để làm cho iMessages của họ “được lòng” người dùng hơn so với văn bản thông thường được gửi đến từ thiết bị của đối thủ. 

apple
Tin nhắn từ người dùng iPhone (bên trái) và tin nhắn từ người dùng Android khi gửi đến điện thoại iPhone.

Màu xanh dương/trắng của iMessage mang lại độ tương phản màu lớn hơn so với bảng màu xanh lá cây/trắng của văn bản thông thường. Sự tương phản càng lớn sẽ càng giúp văn bản càng dễ đọc hơn. Mức độ dễ đọc hơn sẽ dẫn đến trải nghiệm tốt hơn khi nhắn tin với người dùng iPhone so với người dùng Android.

Điều thú vị là sự kết hợp giữa màu xanh lá cây/màu trắng đạt điểm “rất kém” trên Nguyên tắc hỗ trợ tiếp cận nội dung web (WCAG), chỉ ở mức 2,18 - được cho là có ảnh hưởng kém lạc quan đến trải nghiệm người dùng đối với tất cả mọi đối tượng, nhưng đặc biệt là đối với những người khiếm thị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá Bitcoin tăng lên 106.000 USD, cao nhất 4 tháng

Giá Bitcoin tăng lên 106.000 USD, cao nhất 4 tháng

Bitcoin đã tăng vọt lên hơn 106.000 USD, mức cao nhất trong 4 tháng, khi thị trường tiền mã hóa bùng nổ nhờ hiệu ứng “short squeeze” lan rộng, dòng tiền từ tổ chức và kỳ vọng lãi suất Mỹ giảm…

Đưa ứng dụng AI vào quy trình thẩm định thuốc

Đưa ứng dụng AI vào quy trình thẩm định thuốc

Trong những tuần gần đây, nhiều thành viên cấp cao của OpenAI đã có các cuộc gặp gỡ với FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) để thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI) và một dự án có tên gọi cderGPT...