Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều

Sáng 8/6, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tại 30 điểm cầu, trong đó có 22 điểm cầu trong nước và 8 điểm cầu quốc tế tại các nước: Nhật Bản, Australia, Singapore, Trung Quốc.
Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều

Trong đó 22 điểm cầu trong nước, 8 điểm cầu tại các nước là các thị trường xuất khẩu chủ đạo của quả vải Bắc Giang.

Cụ thể, 1 điểm cầu ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; 4 điểm cầu của tỉnh Quảng Tây, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; 2 điểm cầu của Nhật Bản; 1 điểm cầu tại Australia và 1 điểm cầu tại Singapore.

Tại hội nghị, đại diện của UBND tỉnh khẳng định, trước bối cảnh chung của đại dịch COVID-19, họ đã quản lý chặt chẽ các đối tượng F0 (chỉ có trong các khu công nghiệp) không để lây ra cộng đồng; Lục Ngạn (vùng vải thiều lớn nhất của tỉnh) không COVID-19.

Năm 2021, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang ước tính đạt 180.000 tấn. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhờ sự chuẩn bị chu đáo của các cấp chính quyền và nhân dân, việc tiêu thụ vải thiều vẫn diễn ra thuận lợi, sản lượng tiêu thụ đến ngày 7/6 đạt hơn 53.000 tấn ở thị trường trong nước và xuất khẩu. 

Đến nay, vải thiều của tỉnh Bắc Giang đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia. Đặc biệt, tháng 3/2021, vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang trở thành sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều tại các quốc gia khác; đồng thời là "giấy thông hành" để vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang xuất khẩu vào các thị trường lớn, tiềm năng khác.

Tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng, mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm vải thiều bảo đảm các điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số thị trường tiềm năng; hỗ trợ tỉnh giám sát toàn bộ quá trình thu hoạch, xông hơi khử trùng, kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ tỉnh kết nối với các doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu nông sản; hỗ trợ tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử; chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp với tỉnh Bắc Giang tiêu thụ vải thiều; chỉ đạo các cục, vụ, Thương vụ của Việt Nam tại 2 tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), tại Nhật Bản, Australia, Singapore và các nước trên thế giới hỗ trợ tỉnh kết nối, tiêu thụ vải thiều.

Bắc Giang có vùng vải thiều tập trung lớn nhất cả nước. Vải thiều Bắc Giang có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Doanh thu năm 2020 từ vải thiều đạt gần 7.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...