BAF Việt Nam mở rộng đế chế, thâu tóm hàng loạt công ty chăn nuôi

BAF Việt Nam đẩy mạnh thâu tóm các doanh nghiệp chăn nuôi nhằm mở rộng hệ sinh thái, với loạt thương vụ M&A liên tiếp tại Bình Phước, Quảng Trị và nhiều tỉnh thành khác...

BAF Việt Nam mở rộng đế chế, thâu tóm hàng loạt công ty chăn nuôi

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) tiếp tục chứng minh tham vọng thống lĩnh ngành chăn nuôi bằng việc liên tục thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Minh chứng là doanh nghiệp này vừa công bố đã nhận chuyển nhượng 60% vốn góp tại Công ty TNHH Chăn nuôi Minh Phát và Công ty TNHH Chăn nuôi Nhất Quyết, cả hai đều có trụ sở tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Việc thâu tóm này không phải động thái đơn lẻ mà nằm trong chiến lược mở rộng hệ sinh thái chăn nuôi của BAF. Tính từ tháng 10/2024 đến nay, công ty đã thực hiện M&A với tổng cộng 11 công ty trong ngành, cho thấy tốc độ phát triển mạnh mẽ và sự quyết liệt trong việc nâng cao vị thế.

Cụ thể, BAF Việt Nam còn mở rộng danh mục đầu tư của mình bằng việc sở hữu cổ phần tại nhiều doanh nghiệp lớn khác. Trong năm 2024, BAF đã hoàn tất việc thâu tóm 70% vốn góp tại Công ty TNHH Hòa Phát Bốn; 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk và 95% vốn tại Công ty TNHH Chăn nuôi Công nghệ cao Khuyên Nam Tiến.

Đặc biệt, trong tháng 10/2024, BAF tiếp tục nhận chuyển nhượng cổ phần của 5 công ty chăn nuôi tại Quảng Trị gồm: Công ty Cổ phần Thành Sen HT - QT, Công ty Cổ phần Hoàng Kim HT - QT, Công ty Cổ phần Hoàng Kim QT, Công ty Cổ phần Việt Thái HT và Công ty Cổ phần Toàn Thắng HT. Các doanh nghiệp này đều được thành lập vào năm 2021 và có trụ sở tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Những thương vụ M&A này giúp BAF nhanh chóng xây dựng mạng lưới chăn nuôi trải dài khắp cả nước, tạo nền tảng vững chắc để phát triển trong tương lai.

Đáng chú ý, trong thời điểm thâu tóm các doanh nghiệp, BAF cũng đã triển khai các chiến lược tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Cụ thể, vào tháng 10/2024, công ty công bố kế hoạch phát hành 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 15.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn khoảng 30% so với thị giá hiện tại.

Đợt phát hành này mang về 1.007 tỷ đồng. Theo BAF, số tiền này được dùng để bổ sung vốn cho mảng chăn nuôi heo, tăng cường năng lực tài chính và thực hiện thêm các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp.

Ngoài ra, BAF cũng đã tăng vốn điều lệ qua nhiều đợt phát hành trong năm. Từ mức 1.435 tỷ đồng đầu năm, công ty đã nâng vốn lên 2.390 tỷ đồng vào tháng 8/2024. Đợt phát hành gần nhất là vào tháng 7/2024, BAF đã chào bán hơn 68,4 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Không chỉ mở rộng quy mô, BAF còn ghi nhận những con số ấn tượng trong hoạt động kinh doanh. Báo cáo tài chính quý 3/2024 cho thấy doanh thu của công ty đạt 3.927 tỷ đồng, với 58% đến từ mảng chăn nuôi, còn lại là doanh thu bán nông sản.

Nhờ cải thiện biên lãi gộp, lợi nhuận sau thuế của BAF trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 214 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, công ty cũng bổ sung thêm 21 công ty con vào hệ sinh thái, khẳng định vị thế ngày càng vững chắc trong ngành.

Giá cổ phiếu BAF trong 6 tháng qua

Giá cổ phiếu BAF trong 6 tháng qua

Trên thị trường, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/1, cổ phiếu BAF ở mức 26.500 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...