Bất ngờ mức thù lao lãnh đạo doanh nghiệp Việt: Người nhận 0 đồng, kẻ thu nhập khủng

Báo cáo tài chính bán niên 2024 đã hé lộ nhiều điều đáng chú ý về thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo cấp cao tại các tập đoàn lớn như Vingroup, Thế Giới Di Động, Tân Tạo đều nhận mức lương 0 đồng trong nửa đầu năm...

E000249-56a0f1673df78cafdaa6a099.jpeg

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2024, trong đó thông tin được nhiều người quan tâm đó là lương thưởng, thu nhập bình quân của các nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp là các tỷ phú trên sàn chứng khoán lại nhận mức thu nhập 0 đồng trong nửa đầu năm, song nhiều sếp doanh nghiệp vẫn được nhận mức lương lên đến hàng chục tỷ đồng.

LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP LỚN NHẬN LƯƠNG 0 ĐỒNG

Báo cáo tài chính bán niên 2024 của Tập đoàn Vingroup – CTCP (mã chứng khoán: VIC) tiết lộ rằng tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty không nhận thù lao trong suốt 6 tháng đầu năm. Điều này không còn gây bất ngờ, bởi nhiều năm qua, ông Vượng đã duy trì chính sách không nhận lương từ các doanh nghiệp mà ông nắm giữ vai trò lãnh đạo cao cấp.

Tai-san-Pham-Nhat-Vuong-1.jpeg
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup nhận thù lao 0 đồng trong nhiều năm qua

Tương tự, bà Nguyễn Diệu Linh, Phó Chủ tịch Vingroup và bà Chun Chae Rhan, Thành viên Hội đồng quản trị công ty cũng nhận mức lương 0 đồng trong nửa đầu năm.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang lại nhận về mức thù lao 5,9 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương ứng mỗi tháng ông Quang thu về gần 1 tỷ đồng.

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG), Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng nhận mức lương 0 đồng nửa đầu năm 2024, trong khi thu nhập 6 tháng đầu năm 2023 của vị chủ tịch này là 226,3 triệu đồng.

Thực tế, việc không nhận lương của ông Tài bắt đầu từ quý 3/2023 khi Thế Giới Di Động ghi nhận kết quả kinh doanh sa sút.

nguyen-duc-tai.jpeg
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài nhận lương 0 đồng trong nửa đầu năm 2024

Bước qua 6 tháng đầu năm 2024, Thế giới Di động ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan hơn khi ghi nhận doanh thu thuần đạt 65.620 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh gấp 53,6 lần, lên mức 2.075 tỷ đồng.

Chia sẻ về tình hình kết quả kinh doanh quý 2 và định hướng kinh doanh trong thời gian tới, ông Tài nhấn mạnh sự tăng trưởng lợi nhuận của Thế Giới Di Động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. "Nếu yếu tố vĩ mô thuận lợi, công ty sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận 20-30%/năm, còn nếu không thuận lợi thì sẽ thấp hơn", ông chia sẻ.

Bên cạnh Chủ tịch Nguyễn Đức Tài, hai lãnh đạo khác của Thế Giới Di Động là ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên Hội đồng quản trị và ông Trần Huy Thanh Tùng, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty cũng nhận mức lương 0 đồng trong nửa đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, 2 lãnh đạo cấp cao này nhận mức lương trung bình lần lượt là 580,5 triệu đồng và 160,8 triệu đồng/tháng.

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA), cả Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Thị Hoàng Yến và Phó Chủ tịch Đặng Quang Hạnh đều không nhận bất kỳ khoản lương hay thù lao nào trong nửa đầu năm nay.

Cũng nhận mức thù lao 0 đồng là ông Vũ Hồng Quỳnh, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã chứng khoán: NVT).

Tuy nhiên, thành viên trong Ban điều hành công ty vẫn có lương. Trong đó, Phó Tổng Giám đốc Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa hậu Ngọc Hân) được nhận lương 569,8 triệu đồng trong 2 quý năm 2024.

Trước đó vào năm 2023, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Ninh Vân Bay cũng nhận lương 0 đồng do tình hình hoạt động của công ty sau đại dịch vẫn còn khó khăn.

Việc không nhận thù lao từ ban lãnh đạo thường được nhìn nhận như một hành động chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp trước tình hình kinh doanh kém khả quan. Tuy nhiên, động thái này cũng có thể phản ánh cam kết của họ đối với những mục tiêu dài hạn lớn hơn.

Thực tế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có nguồn thu nhập khủng từ các kênh khác, vượt xa mức lương thưởng thông thường. Giá trị tài sản của họ tăng vọt nhờ quy mô doanh nghiệp mở rộng và cổ phiếu tăng giá.

Bên cạnh đó, những lợi ích như thưởng cổ phiếu, chương trình ESOP ưu đãi và việc nắm giữ cổ phần lớn giúp họ hưởng lợi từ hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng cổ tức mỗi năm.

THÙ LAO KHỦNG

Trong khi nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhận mức thu nhập 0 đồng trong nửa đầu năm, thì tại một số công ty khác, các lãnh đạo cấp cao vẫn hưởng mức lương khủng lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, Hòa Phát đã chi tổng cộng 112 tỷ đồng cho các sếp và cán bộ chủ chốt, tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, gần như toàn bộ số tiền này tập trung chi trả thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị. Cụ thể, tổng số tiền chi cho Hội đồng quản trị trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 106,2 tỷ đồng, tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện Hội đồng quản trị của Hoà Phát gồm ông Trần Đình Long là Chủ tịch, ba Phó Chủ tịch là ông Trần Tuấn Dương, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, ông Doãn Gia Cường cùng 5 thành viên Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Hoàng Quang Việt, ông Nguyễn Việt Thắng (kiêm Tổng Giám đốc), ông Chu Quang Vũ, ông Đặng Ngọc Khánh.

Trong đó, ông Vũ và ông Khánh mới gia nhập Hội đồng quản trị kể từ ngày 11/4/2024.

Trong khi các thành viên Hội đồng quản trị nhận được khoản thù lao lớn, lương thưởng của Ban Giám đốc lại khá khiêm tốn. Hiện Ban Giám đốc của Hoà Phát gồm có Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Thắng cùng hai Phó Tổng là bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên và bà Trần Thị Thu Hiền. 6 tháng đầu năm, tổng lương và thưởng của các thành viên ban giám đốc là gần 2,8 tỷ, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, thù lao, lương và thưởng của 4 thành viên Ban kiểm soát cũng tăng khoảng 44% so với cùng kỳ lên gần 2 tỷ đồng.

Tại Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (mã chứng khoán: VFG), mức thù lao mà Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc nhận được trong 6 tháng đầu năm là 24,4 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc.

Hiện tại, Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc của Khử trùng Việt Nam có 10 thành viên, tính bình quân mỗi thành viên được nhận hơn 2,4 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-06 lúc 13.49.03.png

Ở lĩnh vực bất động sản, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã chứng khoán: NVL) cũng chi 2,4 tỷ đồng để trả lương cho Tổng Giám đốc Ng Teck Yow, tương đương gần 420 triệu đồng/tháng. Theo ghi nhận, đây là người được nhận tiền lương cao nhất nửa đầu năm 2024 trong dàn lãnh đạo cấp cao của Novaland.

Tiếp đến là Giám đốc Tài chính Dương Văn Bắc với mức lương 1,4 tỷ đồng, tương đương 230 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, Chủ tịch Bùi Thành Nhơn nhận thù lao thấp hơn, ở mức 600 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm.

Một “ông lớn” khác trong lĩnh vực bất động sản là Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) đã chi 11,3 tỷ đồng để trả lương cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.

Trong đó, người được nhận lương cao nhất trong 6 tháng đầu năm là Tổng Giám đốc Bùi Quang Anh Vũ với số tiền 2,8 tỷ đồng, tương đương hơn 470 triệu đồng/tháng.

Tiếp đến là Phó Tổng giám đốc Phan Lê Hòa nhận được 1,6 tỷ đồng; hai Phó Tổng Giám đốc khác là ông Nguyễn Đình Trí và ông Trương Ngọc Dũng cùng có mức thù lao hơn 1,1 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Văn Đạt nhận thù lao thấp hơn, ở mức 967,8 triệu đồng trong 6 tháng, tương đương 161,3 triệu đồng/tháng.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán: AGG) cũng mạnh tay chi 3,8 tỷ đồng để trả lương cho 9 thành viên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc, tăng 78%% so với cùng kỳ.

Trong đó, Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Sơn là người nhận thù lao cao nhất với hơn 1,2 tỷ đồng. Còn Chủ tịch Nguyễn Bá Sáng nhận 747,2 triệu đồng.

Xem thêm

Choáng với thu nhập "khủng" của dàn lãnh đạo doanh nghiệp đại chúng

Choáng với thu nhập "khủng" của dàn lãnh đạo doanh nghiệp đại chúng

Những phân tích trong báo cáo dựa trên số liệu công khai của công ty đại chúng như: cơ sở hạch toán và thuyết minh thu nhập, số liệu không bao gồm các phúc lợi từ cổ phiếu thưởng hay chương trình ESOP, các vị trí lãnh đạo có thu nhập tượng trưng sẽ không được đưa vào dữ liệu phân tích...

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Lương trung bình của các Giám đốc Tài chính (CFO) đã tăng gần 8,5% vào 2023 khi các ưu đãi dựa trên cổ phiếu được các tập đoàn sử dụng nhiều hơn để giữ người thay vì một mức lương cứng cụ thể...

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...