Lương CEO Mỹ cao gấp 200 lần nhân viên bình thường

Sự chênh lệch trong mức lương giữa một CEO Mỹ và nhân viên bình thường đang gây ra nhiều tranh cãi về tính công bằng và bền vững trong môi trường làm việc hiện đại…

Lương CEO Mỹ cao gấp 200 lần nhân viên bình thường

Theo phân tích của Equilar và The Associated Press, một CEO trong danh sách S&P 500 trung bình được trả lương cao gấp 196 lần so với nhân viên bình thường vào năm 2023, tăng từ tỷ lệ 185 lần vào năm 2022.

Khoảng cách ngày càng tăng là do lương của các CEO chủ yếu được gắn liền với giá cổ phiếu công ty. Tổng lương thưởng trung bình cho các CEO S&P 500 (bao gồm cả thưởng cổ phiếu) đã tăng lên 16,3 triệu USD vào năm 2023 - tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo nghiên cứu của Equilar, phần thưởng cổ phiếu chiếm khoảng 70% tổng số tiền thưởng cho các CEO vào năm ngoái. Với sự bứt phá của thị trường chứng khoán, số tiền thưởng cổ phiếu trung bình năm 2023 đã tăng 10,7% lên 9,4 triệu USD.

Cụ thể, chỉ số S&P 500 tăng vọt 24% trong năm 2023 khi nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm vì nền kinh tế không rơi vào suy thoái và trông đợi khả năng cắt giảm lãi suất từ ​​Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong khi đó, Nasdaq đã tăng 43% nhờ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo.

Mặc dù tình trạng lạm phát dai dẳng đã ngăn cản kế hoạch nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed kể từ đầu năm đến nay, nhưng S&P 500 vẫn leo 11% lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 5 năm nay.Điều đó cho thấy gói lương thưởng cho các CEO Mỹ có thể còn lớn hơn nữa trong năm 2024.

Theo Equilar công bố, có lẽ không có CEO nào trong S&P 500 có mức lương cao như CEO Broadcom Hock Tan, người đã thu về 161,8 triệu USD vào năm ngoái nhờ vào sự nhảy vọt của giá cổ phiếu Broadcom. Để so sánh, mức lương của CEO Hock Tan cao gấp 510 lần mức lương trung bình của một nhân viên tại công ty.

Vị giám đốc điều hành có mức lương thưởng lớn thứ 2 trong năm 2023 là CEO của FICO, William Lansing. Tổng số tiền thưởng mà ông Lansing nhận về là 66,3 triệu USD.

CEO Tim Cook của Apple là giám đốc điều hành được trả lương cao thứ ba trong S&P 500, với 63,2 triệu USD, gấp 672 lần mức lương trung bình của nhân viên Apple là 94.118 USD/năm.

Khoảng cách lương thậm chí còn rõ ràng hơn ở một số công ty có lượng lớn nhân viên làm việc theo giờ hoặc nhân viên bán thời gian. Chẳng hạn, Barbara Rentler, CEO của nhà bán lẻ Ross Stores, đã nhận được tổng số tiền lương thưởng là 18,1 triệu USD, cao hơn gấp 2.100 lần mức lương 8.618 USD của một nhân viên bán thời gian tại công ty.

Trong khi đó, mặc dù mức lương của người lao động Mỹ cũng đã được cải thiện nhưng lại ở tốc độ chậm hơn rất nhiều. Báo cáo của Equilar lưu ý, nhân viên làm việc trong một công ty thuộc danh sách S&P 500 kiếm được trung bình 81.467 USD vào năm ngoái, tăng 5,2% so với năm 2022.

Nói một cách dễ hiểu hơn: Mức tăng lương hàng năm của một nhân viên bình thường là khoảng 4.300 USD trong khi CEO là 1,5 triệu USD.

Những phát hiện gần đây một lần nữa làm dấy lên hàng loạt ý kiến phẫn nộ, đặc biệt là khi mà những người lao động bình thường đang phải vật lộn với chi phí cao ở mọi mặt, từ thực phẩm, điện nước cho đến bảo hiểm xe cộ. Theo Moody's Analytics, người Mỹ đang phải chi nhiều hơn 1.015 USD mỗi tháng so với năm 2021 cho cùng một nhóm hàng hóa và dịch vụ. Mức tăng vọt trong chi phí đó gần như đã “nuốt chửng” toàn bộ mức gia tăng thu nhập, vào khoảng 1.109 USD trong khoảng thời gian đó.

Eleanor Bloxham, Giám đốc điều hành của The Value Alliance, một công ty tư vấn về quản trị doanh nghiệp, nói với CNN: “Hội đồng quản trị và CEO hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo rằng người lao động được chia sẻ thành công của công ty về mặt tài chính. Nếu họ tiếp tục phớt lờ vấn đề này, những nhân viên tài năng chắc chắn sẽ chọn cách rời bỏ công ty trong tương lai”.

Xem thêm

Nhân viên Samsung đình công vì vấn đề tiền lương

Nhân viên Samsung đình công vì vấn đề tiền lương

Công đoàn Samsung Electronics đã tổ chức cuộc đình công đầu tiên vào sáng 7/6, một động thái cho thấy sự quyết tâm của người lao động trong việc đòi hỏi quyền lợi về lương thưởng và cải thiện điều kiện làm việc…

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…