Bất thường tại Bánh kẹo Hải Hà

Đã qua nửa năm nhưng Bánh kẹo Hải Hà vẫn chưa thể thông qua kế hoạch kinh doanh cho năm 2017 đo hai lần họp ĐHCĐ đều thất bại.
Bất thường tại Bánh kẹo Hải Hà

Phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 lần 2 của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (mã CK: HHC) tiếp tục tổ chức không thành công, dù tỷ lệ cổ phần dự họp gần 60%. Nguyên nhân là 88% cổ phần do các cổ đông có mặt và được ủy quyền tại phiên họp phủ quyết chương trình Đại hội.

Trước đó, kịch bản tương tự cũng diễn ra tại phiên họp thường niên lần thứ nhất khi hơn 60% số cổ phần do các cổ đông đại diện bỏ phiếu không thông qua chương trình.

Trong khi đa phần các doanh nghiệp đều đã hoàn tất phiên họp thường niên thì đến nay, Bánh kẹo Hải Hà vẫn chưa thể tổ chức, điều này cũng đồng nghĩa với kế hoạch kinh doanh năm 2017, phương án thù lao của nhân sự quản lý, kế hoạch chia cổ tức,... vẫn bị bỏ ngỏ. Động thái bất thường xuất hiện kể từ khi cổ đông lớn Vinataba thoái vốn, dẫn đến hàng loạt biến động về "người chủ" của công ty này với những thương vụ hàng trăm tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.

Dù thuộc nhóm cổ phiếu có mặt sớm nhất trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tuy nhiên cổ phiếu HHC của Bánh kẹo Hải Hà chỉ thực sự "nổi sóng" từ đầu năm 2017 - sau gần 10 năm được niêm yết. Khởi đầu từ giữa tháng 3/2017 khi Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) - công ty mẹ sở hữu 51% vốn của Bánh kẹo Hải Hà, đăng ký thoái toàn bộ phần vốn sở hữu.

Chỉ sau 5 ngày kể từ khi đăng ký, gần 8,4 triệu cổ phiếu HHC đã được một cổ đông cá nhân mua trọn. Bà Nguyễn Thị Duyên trước đó thậm chí không sở hữu cổ phiếu nào của Bánh kẹo Hải Hà, đã trở thành "người chủ" mới của doanh nghiệp bánh kẹo này khi chi ra hơn 400 tỷ đồng để sở hữu gần 51% vốn điều lệ.

Cùng khoảng thời gian đó, một cổ đông khác - ông Vũ Hải, cũng chi ra 155 tỷ để trở thành cổ đông lớn với sở hữu 23,74%. Chỉ tính riêng hai cổ đông cá nhân này đã sở hữu gần 75% vốn của Bánh kẹo Hải Hà - đủ điều kiện chi phối mọi hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, biến động cổ đông lớn tại Bánh kẹo Hải Hà vẫn chưa dừng lại. Chưa tới một tháng sau khi nâng sở hữu lên 51%, bà Duyên thoái toàn bộ phần vốn sở hữu. Không chỉ lỗ gần 40 tỷ đồng khi giá cổ phiếu HHC sụt giảm, động thái mua cổ phiếu không công bố thông tin của bà Duyên trước đó cũng bị xử phạt 125 triệu đồng.

Doanh nghiệp bánh kẹo 55 năm tuổi tiếp tục xuất hiện 3 cổ đông cá nhân khác. Nhưng hơn một tháng sau đó - đến cuối tháng 5/2017, ba cổ đông này tiếp tục thoái vốn.

Sau nhiều "vòng" mua đi bán lại cổ phiếu, đến thời điểm Bánh kẹo Hải Hà tổ chức phiên họp thường niên 2017, nhóm cổ đông chủ chốt của công ty thay thế Vinataba gồm 2 cổ đông cá nhân là bà Trương Thị Bửu và ông Lưu Văn Vũ - mỗi người sở hữu 24% vốn.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, do các cổ đông mới của Bánh kẹo Hải Hà chỉ mới xuất hiện trong khoảng 2-3 tháng gần đây nên vẫn đủ điều kiện đề cử nhân sự vào Hội đồng quản trị và ban điều hành (theo quy định là sở hữu cổ phần trên 6 tháng). Do đó, động thái phủ quyết chương trình Đại hội trong 2 lần tổ chức cũng có thể là động tác "câu giờ" của nhóm cổ đông mới nhằm kéo dài thời gian và tạo áp lực với ban điều hành.

Bên cạnh đó, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bánh kẹo này vẫn được chi phối bởi ban lãnh đạo cũ, do vậy có thể xuất hiện mâu thuẫn trong việc hoạch định chiến lược.

Theo tài liệu phiên họp thường niên, ban lãnh đạo Bánh kẹo Hải Hà nhận định, năm 2017 sẽ có nhiều khó khăn khi sức mua của người tiêu dùng được dự báo yếu, cùng sự cạnh tranh hàng hóa của các nước trong khu vực. Một số vật tư như đường kính, chất béo, dầu cọ… và giá nguyên liệu sản xuất khác của công ty cũng có xu hướng tăng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Theo đó, công ty đặt ra kế hoạch kinh doanh gần như không tăng trưởng so với thực hiện năm 2016 với 890 tỷ đồng doanh thu và 42 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thành lập từ cuối năm 1960, tiền thân là một xưởng sản xuất nước chấm và nước tương. Sau hơn 55 năm phát triển, Hải Hà trở thành một trong những đơn vị sản xuất bánh kẹo lớn nhất cả nước với vốn điều lệ hơn 327 tỷ đồng, 1.300 nhân viên, gồm 7 phòng ban và 4 xí nghiệp thành viên tại Hà Nội, Việt Trì, Nam Định và TP HCM. Năm 2016, Bánh kẹo Hải Hà đạt gần 855 tỷ đồng doanh thu bán hàng và hơn 42 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Theo Minh Sơn/ VnExpress

>> ĐHCĐ Bánh kẹo Hải Hà bất thành dù lượng cổ đông tham dự đạt gần 87%

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...