Bầu Đức mất quyền chi phối tại HAGL Agrico

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng sở hữu của HAGL tại HAGL Agrico là 49,2% và đồng nghĩa với việc HAGL không còn là công ty mẹ và mất quyền kiểm soát tại HAGL Agrico.
Bầu Đức mất quyền chi phối tại HAGL Agrico

CTCP Quốc tế Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã : HNG) vừa công bố kết quả phát hành cổ phiếu để chuyển đổi hơn 221.700 trái phiếu cho các trái chủ. Theo đó, công ty đã phát hành 221,7 triệu cổ phiếu cho 14 cá nhân và một tổ chức là CTCP Ôtô Trường Hải (Thaco).

Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của HAGL Agrico tăng từ 8.868 tỷ đồng lên 11.085 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông biến động mạnh khi Thaco tăng tỷ lệ sở hữu lên 26,29%. Trong khi đó, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã: HAG) chỉ còn nắm 42,83% vốn điều lệ và CTCP Hưng Thắng Lợi Gia Lai - doanh nghiệp do HAGL nắm 99% vốn, chỉ còn sở hữu 8,4% vốn HAGL Agrico.

Như vậy, tổng sở hữu của Hoàng Anh Gia Lai tại HAGL Agrico là 49,2% .Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp của Bầu Đức không còn là công ty mẹ và nắm quyền kiểm soát HAGL Agrico. 

Trước đợt phát hành này, Hoàng Anh Gia Lai cũng bán thành công 60 triệu cổ phiếu HAGL Agrico để giảm tỷ lệ sở hữu tại đây còn 51% vốn điều lệ.

Từ cuối năm 2018, Ôtô Trường Hải đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Hoàng Anh Gia Lai để đầu tư vào hai công ty con là HAGL Agrico và HAGL Myanmar. Thaco và nhóm cổ đông của Thaco, theo phương án này, dự kiến sở hữu 35% HAGL Agrico với tổng số vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. Song song đó, Đại Quang Minh cũng đầu tư để sở hữu 51% và sẽ tiếp tục nâng lên 65% HAGL Myanmar với số vốn 4.000 tỷ đồng.

Theo cam kết trong thỏa thuận đầu tư vào HAGL Agrico, cá nhân ông Dương chịu trách nhiệm chính trong việc tái cấu trúc toàn diện công ty, trong đó có cơ cấu nợ và thu xếp vốn để doanh nghiệp phát triển bền vững. 3 giải pháp đồng bộ ông Dương sẽ triển khai gồm: ứng dụng công nghệ cao một cách phù hợp theo lộ trình, quản trị bằng công nghệ thông tin trên cơ sở số hóa và cơ giới hóa cho tất cả khâu trong chuỗi sản xuất nông nghiệp.

Nhóm cổ đông liên quan đến Thaco nhiều khả năng là đối tác thực hiện giao dịch sắp tới. Trong khoảng hai tháng gần đây, doanh nghiệp của ông Trần Bá Dương và các công ty thành viên liên tục tăng tỷ lệ sở hữu tại HAGL Agrico. Tuần trước, ông Dương đã mua 80 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico để trở thành cổ đông lớn với 9% vốn cổ phần.

Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý II/2019 doanh thu của HAGL Agrico giảm mạnh ghi nhận khoản lỗ cổ đông công ty mẹ hơn 631 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân, công ty cho biết do doanh thu trái cây giảm 245 tỷ do chuyển đổi diện tích trồng chanh dây sang các loại trái cây lâu năm khác.

Đồng thời, nhóm công ty còn chủ động điều tiết mùa vụ không thu hoạch cây thanh long chính vụ là các tháng 6, 7, 8, 9 mà thu hoạch trái vụ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau để nâng cao hiệu quả kinh doanh; doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá giảm 231 tỷ do nhóm công ty chủ trương tập trung vào cây ăn trái; không còn phát sinh nguồn thu từ ớt, bò và bất động sản.

Luỹ kế nửa đầu năm 2019, công ty đạt 779,5 tỷ doanh thu, chưa bằng phân nửa cùng kỳ, lỗ ròng 737,5 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý II/2019, tổng tài sản HAGL Agrico đạt 30.909 tỷ đồng, giảm so với mức 30.531,5 tỷ đầu kỳ. Nợ phải trả tăng hơn 7% lên 21.263 tỷ, nợ vay gồm 7.095 tỷ nợ ngắn hạn và 5.124 tỷ nợ dài hạn. HAGL Agrico hiện đang vay HAGL 2.900 tỷ đồng (1.842 tỷ ngắn hạn, 1.058 tỷ dài hạn), vay ngắn hạn Thaco 1.260 tỷ đồng.

 >> Bầu Đức muốn giữ quyền tự quyết tại HAGL Agrico

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...