BCG Energy tăng trưởng doanh thu, nợ phải trả giảm mạnh

Các nhà máy điện mặt trời đã đi vào hoạt động của BCG Energy có hiệu suất cao, ít cắt giảm, một số nhà máy ghi nhận mức công suất vượt mức 100% so với dự phóng vào những tháng cuối năm 2023…

Phối cảnh Nhà máy đốt rác phát điện của BCG Energy tại huyện Củ Chi, TP.HCM
Phối cảnh Nhà máy đốt rác phát điện của BCG Energy tại huyện Củ Chi, TP.HCM

Công ty Cổ phần BCG Energy, công ty năng lượng tái tạo thuộc Tập đoàn Bamboo Capital (Mã chứng khoán: BCG) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với nhiều điểm sáng tích cực: Doanh thu thuần đạt 1.125,6 tỷ đồng (tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 186,6 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế âm 152,7 tỷ đồng chủ yếu do 2 nguyên nhân: Đánh giá chênh lệch tỷ giá đối với các khoản vay bằng USD với tổng dư nợ khoảng 140 triệu USD, vì vậy đây là mức lỗ chưa hiện thực hóa và các chi phí tài chính phát sinh một lần liên quan đến các gói tài trợ tài chính quốc tế như chi phí tư vấn thu xếp vốn và chi phí thẩm định. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của BCG Energy tại thời điểm 31/12/2023 là 186,6 tỷ đồng.

img-5747-6208.png
Doanh thu và lợi nhuận năm 2023 của BCG Energy. Đơn vị: Tỷ đồng

Sự tăng trưởng về doanh thu của mảng năng lượng tái tạo so với năm 2022 chủ yếu nhờ vào các nhà máy điện mặt trời đã đi vào hoạt động có hiệu suất cao, ít cắt giảm, một số nhà máy ghi nhận mức công suất vượt mức 100% so với dự phóng vào những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, danh mục điện mặt trời áp mái cũng có sự mở rộng, đóng góp một phần vào doanh thu của năm 2023.

Đối với báo cáo riêng, mặc dù trong năm 2023, BCGEnergy ghi nhận khoản doanh thu thuần 48 tỷ, giảm 28,78% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng lợi nhuận sau thuế ghi nhận 121,8 tỷ, tăng trưởng 108,9% so với cùng kỳ năm trước do công ty có ghi nhận doanh thu tài chính trong kỳ.

img-5749-4327.jpeg
Các chỉ số của bảng cân đối kế toán riêng lẻ của BCG Energy. Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng tài sản của Công ty mẹ tính đến 31/12/2023 đạt 8.540,6 tỷ đồng, tương đương mức giảm nhẹ 5,3% so với đầu năm, nhưng nợ phải trả giảm mạnh 74,2% xuống còn 1.180 tỷ đồng.

img-5750-4069.jpeg
Các chỉ số của bảng cân đối kế toán hợp nhất của BCGEnergy. Đơn vị: Tỷ đồng

Các chỉ số của bảng cân đối kế toán hợp nhất của BCGEnergy. Đơn vị: Tỷ đồng

Tương tự với các chỉ số trên bảng cân đối kế toán riêng lẻ, tổng tài sản hợp nhất tính đến 31/12/2023 của BCG Energy đạt 19.036,5 tỷ đồng, giảm 8,7% so với thời điểm đầu năm do khấu hao tài sản cố định, tất toán và thu hồi một số khoản hợp tác đầu tư ngắn và dài hạn, cũng như giảm số dư thuế phải thu do hai dự án điện mặt trời của Công ty nhận được khoản hoàn thuế.

Đáng chú ý, tổng nợ phải trả giảm xuống còn 9.300,5 tỷ đồng, tương đương mức giảm 31,97% nhờ BCG Energy đã chủ động mua lại trước hạn toàn bộ 2 lô trái phiếu trị giá 2.500 tỷ đồng.

img-5748-3009.jpeg
Tỷ lệ “đòn bẩy” trên báo cáo hợp nhất của BCG Energy

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của BCG Energy cải thiện đáng kể qua từng năm: Cuối năm 2021, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,77 lần; cuối năm 2022, tỷ lệ này giảm về 1,9 lần và tại cuối năm 2023 chỉ còn 0,96 lần. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu cũng giảm về mức 0,66 lần.

BCG Energy cũng ghi nhận các chuyển biến tích cực về mặt dòng tiền trong năm 2023. Cụ thể, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chuyển từ âm 130,9 tỷ đồng năm 2022 sang còn âm 33,6 tỷ đồng năm 2023.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2023 khi thị trường còn nhiều khó khăn, vướng mắc và kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII chưa được ban hành, BCG Energy đã chủ động giảm các hoạt động đầu tư mới, tập trung vào việc tái cơ cấu nội bộ, tái cấu trúc vốn, nâng cao sức khoẻ doanh nghiệp, sẵn sàng hiện thực hoá các cơ hội kinh doanh trong thời gian tới.

Khi giai đoạn khó khăn nhất qua đi, BCG Energy đã chuyển sang chiến lược phòng thủ tích cực, nắm lấy các cơ hội tiềm năng trong mảng năng lượng tái tạo. Mới đầu năm 2024, BCG Energy đã mở rộng hoạt động sang mảng điện rác với việc mua lại một doanh nghiệp xử lý rác tại TP.HCM là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa.

Giai đoạn 2024 - 2025, BCG Energy đặt mục tiêu xây dựng nhà máy đốt rác phát điện có vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc huyện Củ Chi, TP.HCM. Nhà máy có công suất đốt 2.000 tấn rác/ngày đêm, tương đương công suất phát điện 40 MW. Toàn bộ nhà máy sẽ ứng dụng công nghệ xử lý và đốt rác tiến tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Sau khi hoàn thành xây dựng, ở giai đoạn sau, nhà máy đốt rác phát điện có thể nâng công suất xử lý lên đến 5.200 tấn rác/ngày và công suất phát điện lên tới 130 MW.

Có thể thấy lộ trình phát triển của BCG Energy đang theo sát kế hoạch đã được Tập đoàn Bamboo Capital vạch ra.Sau thời kỳ liên tục huy động vốn để phát triển các dự án, BCG Energy hiện nay đã sở hữu danh mục gần 600 MW công suất phát điện. Công ty đã thực hiện tái cấu trúc tài chính, đưa tỷ lệ nợ về mức an toàn, tạo dư địa cho giai đoạn mở rộng tiếp theo khi các chương trình hành động cụ thể của Quy hoạch điện VIII được ban hành.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm