BIDV đấu giá khoản nợ hơn 155 tỷ đồng của Kim khí Long An, rao bán lần 7 nợ của Găng tay Nam Việt

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã thông báo lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Kim khí Long An và thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Găng tay Nam Việt lần thứ 7.
BIDV đấu giá khoản nợ hơn 155 tỷ đồng của Kim khí Long An, rao bán lần 7 nợ của Găng tay Nam Việt

Tính đến ngày 10/6/2022, tổng dư nợ của Kim khí Long An tại BIDV là hơn 155 tỷ đồng, bao gồm nợ gốc là 87,7 tỷ đồng, nợ lãi và lãi phạt là 67,7 tỷ đồng.

Khoản nợ được hình thành từ hợp đồng tín dụng ký ngày 2/11/2015 và hợp đồng tín dụng ký ngày 17/1/2013, cùng các văn bản sửa đổi bổ sung kèm theo.

Tài sản đảm bảo của khoản nợ trên là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 1/32 Phạm Cự Lượng, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM (số cũ: 11D+12D Phổ Quang); quyền sử dụng đất tại thửa số 602, tờ bản đồ số 10, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. HCM. Chủ tài sản của các quyền sử dụng đất và tài sản này là ông Đinh Thái Bình và bà Phạm Nguyễn Ngọc Thu.

Khoản nợ còn được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thửa đất số 173 và số 174, Ấp 2, xã An Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai, thuộc sở hữu của Kim khí Long An.

Đáng chú ý, tài sản đảm bảo của khoản nợ này còn có một số máy móc thiết bị, dây chuyền máy cắt thép tấm (cắt độ dày 2-12mm); máy xả băng thép cuộn; máy xả cuộn YC 250; cầu trục dầm đôi; máy gia công kim loại và phụ kiện đi kèm thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thép Việt Nga.

Được biết, Thép Việt Nga cũng có khoản nợ xấu tại BIDV và từng được ngân hàng này nhiều lần rao bán. Dư nợ của Thép Việt Nga tại BIDV tính đến ngày 2/7/2021 là hơn 475 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là gần 267 tỷ đồng, dư nợ lãi và phí phạt chậm trả là hơn 208 tỷ đồng.

Khoản nợ này được hình thành từ hợp đồng tín dụng ngày 29/7/2014 và ngày 27/1/2010 giữa Công ty Thép Việt Nga và BIDV chi nhánh Ba Tháng Hai.

Tài sản bảo đảm bao gồm nhiều quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nhà xưởng, quyền thuê lại quyền sử dụng đất tại TP. HCM và Long An. 

Bên cạnh đó, BIDV cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Găng tay Nam Việt lần thứ 7. Tổng dư nợ của doanh nghiệp nêu trên tại BIDV tính đến 21/10/2021 là hơn 1.024 tỷ đồng, trong đó gồm 40 triệu USD và 99 tỷ đồng. Dư nợ gốc khoản vay là 801 tỷ đồng, nợ lãi, phí phạt chậm trả là 224 tỷ đồng. Khoản nợ theo các hợp đồng tín dụng năm 2013, 2017, 2018 và 2019.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm hàng chục quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Đồng Nai, Long An, TP HCM. Ngoài ra, tài sản thế chấp còn là hệ thống thiết bị dây chuyền, thiết bị nhà máy sản xuất găng tay y tế, công trình trên đất tại nhà máy... và gần 4,9 triệu cổ phiếu Găng tay Nam Việt chưa niêm yết của cổ đông sáng lập.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...