BIDV đẩy mạnh xử lý nợ xấu trước thềm bán vốn cho KEB HanaBank

Hoạt động xử lý nợ xấu không chỉ nằm trong kế hoạch tái cơ cấu chung của cả hệ thống ngành ngân hàng, nó còn giúp BIDV tạo thêm "dư địa" giải tỏa áp lực về vốn để đáp ứng chuẩn Basel II.
BIDV đẩy mạnh xử lý nợ xấu trước thềm bán vốn cho KEB HanaBank

Trong đó, thu hút được nhiều sự chú ý hơn cả là hoạt động chào bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài.  

Theo tìm hiểu của VietTimes, trong giai đoạn 9 tháng năm 2018, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã CK: BID) đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro (bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể) có giá trị lên tới 13.484 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều hướng ngược lại, lũy kế tới cuối Quý 3/2018, BIDV đã xử lý các khoản nợ khó thu hồi bằng nguồn dự phòng có giá trị đạt 10.019 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với giá trị ghi nhận cùng kỳ năm 2017 là 2.259 tỷ đồng.

Cần lưu ý rằng, theo thông lệ, các khoản dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu.

Do đó, các số liệu trên phần nào cho thấy BIDV đã có những hoạt động xử lý mạnh tay đối với nợ xấu. Khi “gánh nặng” nợ xấu giảm bớt, BIDV tiếp tục hướng tới những giải pháp để đáp ứng nhu cầu vốn, thỏa mãn các chuẩn mực Basel II.  

Cụ thể, tới cuối tháng 11//2018,  BIDV đã được cổ đông thông qua việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược đến từ Hàn Quốc là ngân hàng KEB Hana Bank.

Theo đó, BIDV dự kiến sẽ phát hành thêm 603.302.706 cổ phần (6.033 tỷ đồng theo mệnh giá) cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng này lên mức 40.220 tỷ đồng. Số cổ phần phát hành thêm cho KEB Hana Bank tương ứng với 15% quy mô vốn điều lệ sau phát hành (hay 17,65% vốn điều lệ hiện tại). Thời gian phát hành dự kiến thực hiện trong giai đoạn năm 2018 – 2019, mức giá phát hành chưa được công bố cụ thể.

Việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược không chỉ giúp BIDV giải quyết được nhu cầu về vốn, chủ sở hữu của KEB Hana Bank là Tập đoàn Tài chính Hana (Hana Financial Group Inc) cũng hứa hẹn đem đến nhiều lợi thế cạnh tranh cho đối tác Việt Nam.

Được biết, tập đoàn này có nhiều năm kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán ngân hàng. Đây cũng là lĩnh vực mà BIDV cho thấy nhiều kết quả tích cực khi trở thành 1 trong 3 sản phẩm đóng góp chính trong tổng thu dịch vụ của BIDV, với tốc độ tăng trưởng nhanh.

Trong giai đoạn 2015 – 2017, tỷ trọng của mảng dịch vụ thanh đều chiếm trên 40% tổng thu dịch vụ của BIDV. Chỉ tính riêng trong năm 2017, doanh thu từ dịch vụ thanh toán của BIDV đạt 1.918 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mảng hoạt động dịch vụ của ngân hàng này.

Theo Phạm Duy/VietTimes

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...