BIDV rao bán KCN Việt Hòa – Kenmark thu hồi nợ xấu nghìn tỷ

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại chào bán đấu giá Dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Việt Hòa - Kenmark (Hải Dương) với giá khởi điểm là 828,8 tỷ đồng sau khi đấu giá thất bại. Con n
BIDV rao bán KCN Việt Hòa – Kenmark thu hồi nợ xấu nghìn tỷ

Theo đó, từ ngày 15/11, BIDV sẽ nhận hồ sơ trực tiếp trong vòng 7 ngày. Hồ sơ nộp theo đường bưu điện với điều kiện BIDV phải nhận được trong thời hạn 9 ngày kể từ ngày thông báo.

Trên thực tế, việc BIDV công bố bán đấu giá tài sản Dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Việt Hòa – Kenmark đã được thực hiệ nhưng bất thành. Sau nhiều năm thương thảo, chưa có nhà đầu tư nào đồng ý mua lại KCN trên và món nợ ngàn tỷ (67,6 triệu USD) mà chủ đầu tư KCN này vay của các ngân hàng Việt Nam vẫn “treo” ở đó.

Đến tháng 3/2017, BIDV đã rao bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng chưa tìm được đối tác phù hợp.

Tài sản đem ra đấu giá bao gồm: quyền sử đụng đất đến năm 2057 đối với 440.707m2 diện tích đất tại Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark (vị trí đầu tư thuận lợi tiếp giáp Quốc lộ 5, cách Hà Nội 52km và cách Hải Phòng 53km).

Cùng với đó là toàn bộ tài sản gắn liền với đất (nhà xưởng, nhà máy, công trình xây dựng,…) trên diện tích đất của Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark, gồm: máy móc, thiết bị, đồ đạc, phương tiện vận tải… và các tài sản khác trong quá trình đầu tư, thực hiện dự án Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark.

Dự án Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2005, chủ đầu tư dự án (Kenmark, Đài Loan) đã cam kết bỏ ra 500 triệu USD xây dựng khu công nghiệp quy mô lớn, bao gồm cả một khu đô thị. Theo kế hoạch, giai đoạn I, Kenmark sẽ đầu tư khoảng 98 triệu USD và trên thực tế cũng đã giải ngân được 44 triệu USD.

Tuy nhiên, tới năm 2010, chủ đầu tư bất ngờ bỏ về nước, dự án ngừng triển khai và bỏ hoang từ đó tới nay. Bất đồng giữa Kenmark và hai nhà đầu tư Malaysia cũng góp vốn xây dựng khu công nghiệp này được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark vỡ kế hoạch.

Chủ dự án "tháo chạy" để lại món nợ vay nợ 67,6 triệu USD (tương đương 1.500 tỷ đồng) của ba ngân hàng là BIDV, SHB và Habubank khó xử lý suốt mấy năm qua. Trong đó, BIDV chi nhánh Thành Đô cho vay tới 39,1 triệu USD, SHB Quảng Ninh cho vay 18,5 USD, còn Habubank Bắc Ninh cho vay 10 triệu USD. Sau này, khi Habubank sáp nhập SHB, thì khoản nợ của Habubank được tính cho SHB.

 >> BIDV đạt 6.002 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...