Thấy gì từ thoả thuận thương mại Mỹ-Anh sau làn sóng áp thuế toàn cầu?

Mỹ và Vương quốc Anh vừa công bố một thỏa thuận nhằm giảm thuế với một số mặt hàng chủ chốt, đánh dấu bước đi đầu tiên trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu… 

Thủ tướng Anh Keir Starmer (bên trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày 27/2
Thủ tướng Anh Keir Starmer (bên trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày 27/2

Vào ngày 8/5 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump chính thức xác nhận một thỏa thuận thương mại sơ bộ với Vương quốc Anh. Đây là tiến triển tích cực đầu tiên kể từ khi cuộc chiến thuế quan được "kích hoạt" vào 2/4.

Thỏa thuận sẽ gỡ bỏ một phần rào cản thương mại đối với một số mặt hàng như ô tô và nông sản, dù còn nhiều chi tiết vẫn đang được hoàn thiện.

"Đây là một thỏa thuận thương mại tuyệt vời cho cả hai quốc gia”, ông Donald Trump phát biểu với báo giới tại Phòng Bầu Dục. Tài liệu cuối cùng đang được soạn thảo và dự kiến sẽ hoàn tất trong vài tuần tới, ông Trump cho biết thêm. Thủ tướng Anh Keir Starmer, người tham gia sự kiện qua điện thoại, gọi đây là một ngày lịch sử tuyệt vời cho quan hệ hai nước.

Tuy nhiên, một điểm quan trọng sẽ không thay đổi là mức thuế cơ bản 10% mà ông Trump áp dụng với gần như mọi quốc gia. Ông nhấn mạnh mức thuế này sẽ được duy trì, coi 10% là ngưỡng tối thiểu, và cảnh báo rằng các nước khác có thể phải chịu mức thuế cao hơn.

Nhìn chung, cốt lõi của thỏa thuận là việc Mỹ giảm thuế đối với một số ngành chủ chốt của Anh. Trong đó nổi bật là ngành thép, khi thuế quan sẽ giảm từ 25% xuống 0% và ngành ô tô, nơi thuế dự kiến hạ từ 27,5% xuống 10%, theo thông báo từ chính phủ Anh.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết thêm, hãng Boeing dự kiến sẽ mua động cơ máy bay do Anh sản xuất (nhiều khả năng từ Rolls-Royce), như một phần trong các điều khoản hợp tác song phương. Đổi lại, phía Anh sẽ mua máy bay của Boeing với các đơn hàng có thể có giá trị lên tới khoảng 10 tỷ USD.

Phía Vương quốc Anh cũng một số chấp nhận nhượng bộ để mở cửa thị trường rộng hơn cho các mặt hàng như ô tô Mỹ, ethanol, máy móc và nông sản…

Một bản ghi chú từ Nhà Trắng khẳng định Mỹ sẽ được tiếp cận thị trường Anh ở mức độ chưa từng có, với tiềm năng xuất khẩu bổ sung lên tới 5 tỷ USD. Tổng thống Donald Trump còn nhấn mạnh, thỏa thuận sẽ bao gồm nhiều điều khoản đơn giản hóa thủ tục hải quan cho hàng hóa Mỹ và đưa ra các biện pháp mới nhằm bảo vệ an ninh kinh tế song phương.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Chẳng hạn, Tổng thống Trump trong phần phát biểu mở đầu đã nhấn mạnh đến xuất khẩu thịt bò của Mỹ, nhưng sau đó lại thừa nhận rằng Anh sẽ không thay đổi các tiêu chuẩn về thịt bò, vốn là điểm vướng lớn hơn nhiều so với các vấn đề như thuế quan.

Trong một thông cáo riêng từ Anh, giới chức nước này khẳng định sẽ không có sự nới lỏng nào trong các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mà hiện tại chủ yếu tập trung vào việc mở rộng quyền tiếp cận thị trường hai chiều, bao gồm một hạn ngạch miễn thuế mới dành cho nông dân Anh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Anh Starmer cam kết sẽ tiếp tục đàm phán về thuế dịch vụ kỹ thuật số, chính sách đang tác động lớn đến các công ty công nghệ Mỹ.khác trong đàm phán là thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST), chính sách có ảnh hưởng đến các công ty công nghệ Mỹ hoạt động tại Anh và nhiều nơi khác.

Vấn đề này chỉ được đề cập ngắn gọn trong buổi công bố, nhưng cố vấn thương mại Mỹ Peter Navarro sau đó xác nhận với báo giới rằng đây vẫn là nội dung đang được đàm phán và cực kỳ quan trọng với Tổng thống Trump.

Thông tin về một thoả thuận thương mại sơ bộ giữa hai nền kinh tế lớn đã giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên thứ Năm, khi giới đầu tư kỳ vọng chiến tranh thương mại đang dần hạ nhiệt.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra thận trọng hơn đối với tác động thực tế của diễn biến này. “Tôi cho rằng đây là một khởi đầu khá khiêm tốn”, chuyên gia Henrietta Treyz từ Veda Partners nhận định trên sóng Yahoo Finance Live. Bà cho rằng thỏa thuận sẽ có lợi cho các nhà sản xuất ô tô Anh, nhưng vẫn còn rất nhiều “điểm nghẽn” chưa được giải quyết, ám chỉ các kế hoạch đàm phán còn bỏ ngỏ với hàng loạt đối tác quan trọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Mexico.

Nhìn về tổng thể, Vương quốc Anh được xem là một trong những quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất từ các biện pháp cứng rắn của ông Trump. Một báo cáo gần đây từ Viện Ngân sách Yale cho thấy kinh tế Anh vẫn có tiềm năng tăng trưởng ổn định bất chấp chính sách thuế đối ứng, trong khi các nước như Mexico, Canada và Trung Quốc lại có thể chịu tổn thất lớn.

Một số ý kiến từ giới tài chính bày tỏ nghi ngờ về tầm ảnh hưởng thực sự của thỏa thuận. Ông Dan Ives từ công ty Wedbush gọi đây là một bước đi nhỏ để bắt đầu đặt các nền tảng đàm phán, đồng thời nhận định rằng thị trường, đặc biệt là nhà đầu tư công nghệ, chẳng mấy hào hứng vì họ đang dồn sự chú ý vào các cuộc đàm phán với Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Thị trường sẽ tiếp tục theo dõi vòng đàm phán thương mại đầu tiên giữa đại diện của Mỹ và Trung Quốc tại Thuỵ Sĩ vào cuối tuần này. Ông Trump cũng nhắc đến triển vọng đó trong bài phát biểu mới đây và tỏ ra lạc quan: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một cuối tuần rất tích cực”. Ông lưu ý, nếu các cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ, thuế quan chắc chắn sẽ hạ xuống, vì chúng không thể tăng cao hơn được nữa.

Xem thêm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…