BIDV và nhiều ngân hàng có khả năng mất vốn tại Bao bì Nhựa Sài Gòn?

Trước khi bị mở thủ tục phá sản, tính đến 30/09/2019, CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (mã: SPP) ghi tổng cộng hơn 715,4 tỷ đồng dư nợ vay các ngân hàng thương mại. Trong đó, BIDV là "chủ nợ" lớn nhất với gần 400 tỷ đồng.
BIDV và nhiều ngân hàng có khả năng mất vốn tại Bao bì Nhựa Sài Gòn?

Mới đây trên trang thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố quyết định của Toà an Nhân dân TP.HCM mở thủ tục phá sản đối với Bao bì nhựa Sài Gòn. Quyết định này được ban hành sau khi xem xét Đơn sửa đổi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của CTCP Sản xuất Thương mại Tân Việt Sinh đối với Bao bì nhựa Sài Gòn và xem xét thấy công ty mất khả năng thanh toán. Đơn vị được chỉ định làm quản tài viên là Công ty Hợp danh quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt.

Được biết, Bao bì nhựa Sài Gòn tiền thân là Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn thành lập từ năm 2001. Giữa năm 2007, Công ty đã chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần.

Cổ phiếu SPP chính thức được niêm yết trên HNX vào tháng 9/2000 và hiện đã giảm sâu chỉ còn giao dịch quanh mức 800 đồng/cp. Kể từ khi niêm yết lên sàn, doanh nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu liên tục và thu về lãi ròng.

Tình hình kinh doanh của công ty có dấu hiệu tiêu cực trong năm 2019 khi báo lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm hơn 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 12,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu lũy kế 9 tháng 2019 giảm tới gần 70% so với cùng kỳ về mức 254,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo BCTC quý III/2019 của Bao bì nhựa Sài Gòn ghi nhận tới 891 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm tới 715,4 tỷ đồng.

Chủ các khoản nợ ngắn hạn này là các ngân hàng thương mại. Trong đó, hai chủ nợ lớn nhất của Công ty là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) Chi nhánh Sài Gòn với dư nợ gần 130 tỷ đồng. Các khoản dư nợ này không biến động nhiều so với đầu kỳ.

Tài sản đảm bảo đối với khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của Công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3. Cụ thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của ông Dương Quốc Thái và bà Lưu Thị Minh Hằng; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại số 105 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM của ông Dương Văn Xuyên và bà Phan Thị Ngào; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tân Bình của công ty.

Còn tại NCB là khoản tiền thu khách hàng vào tài khoản tương ứng với dư nợ vay và giá trị quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Tân Đô. 

Trước đó, báo cáo tài chính bán niên 2019 của công ty đã nhận ý kiến ngoại trừ do chưa hạch toán đủ chi phí lãi vay phải trả cho kỳ kế toán 6 tháng đầu năm vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Theo giải trình từ phía công ty, việc chưa hạch toán lãi vay là do chưa thống nhất được về số tiền phải trả đối với từng hợp đồng tín dụng.

Xem thêm

BIDV chỉ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 9%

BIDV chỉ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 9%

Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú cho biết, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 của ngân hàng là 9% thay vì mức 13% như dự kiến do NHNN yêu cầu nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ dưới tác động của dịch Covid-19.
BIDV và những "con nợ khổng lồ"

BIDV và những "con nợ khổng lồ"

Một số doanh nghiệp có dư nợ lớn tại BIDV được xác định là có thực trạng hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng hoặc đã dừng hoạt động, không có doanh thu.

Có thể bạn quan tâm

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...