Bình Dương: Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 27 tỷ USD

Với kim ngạch nhập khẩu vào khoảng 19,2 tỷ USD, thặng dư thương mại của Bình Dương đạt 7,8 tỷ USD.
Kinh tế của Bình Dương đang dần phục hồi tích cực, trong đó GRDP đã tăng mạnh theo từng quý: Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 8,35% và quý III tăng 11,59%
Kinh tế của Bình Dương đang dần phục hồi tích cực, trong đó GRDP đã tăng mạnh theo từng quý: Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 8,35% và quý III tăng 11,59%

UBND tỉnh Bình Dương vừa tổ chức họp báo thông tin về tình hình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 trên địa bản tỉnh. Theo đánh giá chung, dù có những khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế của Bình Dương đang dần phục hồi tích cực qua từng tháng, từng quý. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I tăng 5,3%, quý II tăng 8,35% và quý III đã tăng 11,59%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, Cụ thể, GRDP ước tăng 7,91% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ tăng 1,48%). Dự kiến tăng trưởng GRDP năm 2022 sẽ đạt kế hoạch đề ra là từ 8 - 8,3%.

Qua rà soát, tổng số 34 chỉ tiêu kinh tế - xã hội – môi trường – đô thị chủ yếu, đến nay đã có 14/34 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm;  17 chỉ tiêu duy trì mức tăng ổn định (đã đạt từ 50 - 85%, dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch vào cuối năm); 03/34 chỉ tiêu đạt thấp (tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, số bác sỹ và số giường bệnh trên 1 vạn dân). UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, có giải pháp cụ thể trong từng tháng của quý IV, phấn đấu hoàn thành cao nhất 34 chỉ tiêu.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là động lực, đóng góp chính vào mức tăng trưởng chung. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng ước tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ tăng 2,9%). Đất và nhà xưởng cho thuê với tổng diện tích 200ha, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 01 tỷ 830 triệu đô la Mỹ (chiếm 71% cả tỉnh).

Bình Dương vừa tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế Ấn Độ Horasis 2022
Bình Dương vừa tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế Ấn Độ Horasis 2022

Bình Dương tiếp tục tập trung triển khai các thủ tục đất đai, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp VSIP 3, dự án của Tập đoàn Lego và mở rộng các khu công nghiệp: Nam Tân Uyên, Rạch Bắp, Cây Trường...

Thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu cũng góp phần không nhỏ trong mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 9 tháng ước đạt 200.928 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 tỷ 059 triệu đô la Mỹ, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 19 tỷ 210 triệu đô la Mỹ, giảm 1,6%; duy trì thặng dư thương mại 7,8 tỷ đô la Mỹ.

Tính đến ngày 15/9/2022, tỉnh Bình Dương đã thu hút 66.467 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 5% so với cùng kỳ) và thu hút được 02 tỷ 619 triệu đô la Mỹ (đạt 145% kế hoạch, tăng 74% so với cùng kỳ) vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh phát triển kinh tế thì công tác đảm bảo về an sinh xã hội, giải quyết việc làm, phúc lợi xã hội được lãnh đạo tỉnh Bình Dương quan tâm, các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động trong dịp Lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo; thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà (đã giải ngân 85% kế hoạch) và quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động.

Sở Lao động -Thương Binh và Xã hội theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình, có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động và chấn chỉnh việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài; ước tạo việc làm tăng thêm cho 30.214 người (đạt 86,3% kế hoạch).

Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có giải pháp cân đối, bình ổn kịp thời (điện, xăng dầu). Giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người lao động. Xúc tiến, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới như Ấn Độ, Nam Mỹ. Phòng, chống lụt bão cao điểm trong mùa mưa lũ.

Điều hành thu – chi ngân sách nhà nước 2022 theo dự toán, khai thác tốt các khoản thu còn dư địa để bổ sung ngân sách, tiết giảm tối đa chi thường xuyên. Triển khai hiệu quả chính sách về thuế, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Rà soát, điều chuyển vốn từ dự án chậm giải ngân sang các dự án giải ngân tốt, còn thiếu vốn để đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch.

Rà soát, hoàn thiện kế hoạch đầu tư phát triển các dự án nhà ở xã hội đến cuối nhiệm kỳ 2020 – 2025. Khẩn trương chuẩn bị các thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông trọng điểm.

Có thể bạn quan tâm