Đan Mạch: Vay ngân hàng mua nhà... được trả thêm tiền

Thị trường bất động sản tại Đan Mạch trong thời gian tới được dự đoán sẽ trở nên ngày càng sôi nổi.
Đan Mạch: Vay ngân hàng mua nhà... được trả thêm tiền

Lần đầu tiên tại Đan Mạch – nơi vốn có thị trường trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp trị giá 495 tỷ USD - các khoản vay thế chấp có lãi suất cố định 30 năm vừa xuống mức thấp kỉ lục: 0,5%. 

Đặc biệt, với những khoản vay hạn 10 năm, người đi vay còn được hưởng mức lãi suất... -0,5%. Nghĩa là người mua nhà sẽ chỉ phải trả số tiền ít hơn số đi vay. Hiểu đơn giản, nếu vay mua căn nhà giá 1 triệu USD và trả trong 10 năm, tổng số tiền người vay phải trả chỉ là 995.000 USD.

Ngân hàng Nordea Abp cho biết, họ sẽ bắt đầu cung cấp các khoản vay lãi suất cố định 20 năm hoàn toàn không tính lãi, theo thông tin được Bloomberg News cung cấp.

Bà Lise Nytoft Bergmann, nhà phân tích chính của bộ phận tài chính tại ngân hàng Nordea cho biết: “Chúng tôi hy vọng hành động này sẽ góp phần thúc đẩy giá nhà được cao hơn.”

Tuy nhiên, bà cũng gọi sự phát triển này là “kì lạ” – nói rằng thật kì lạ khi các nhà đầu tư sẵn sàng cho vay 30 năm để đổi lấy khoản lãi nhỏ (0,5%) đến như vậy.

Tỷ lệ thế chấp tại Mỹ và nhiều quốc gia lớn cũng đang có dấu hiệu giảm xuống mức thấp nhiều năm trong tuần này, giữa bối cảnh đang gia tăng – và dai dẳng – đối với việc tăng trưởng toàn cầu chững lại, sau khi các ngân hàng trung ương ở Ấn Độ, New Zealand, Thái Lan và Philippines cắt giảm lãi suất hơn dự kiến.

Tại Mỹ, khoản thế chấp có lãi suất cố định 30 năm đã giảm xuống còn 3,6% mức thấp nhất kể từ 11/2016. Điều này xảy ra do thị trường trái phiếu Hoa Kỳ đã đưa ra những cảnh báo về suy thoái kinh tế và tài chính sau khi lãi xuất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 1,73%.

 Theo Fox Business

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...