Bỏ áp giá trần sữa: Bộ Công Thương có ‘cầm cương’ tốt?

Việc gỡ bỏ trần giá sữa, như dự thảo Thông tư về quản lý giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được Bộ Công Thương soạn thảo, được đánh giá sẽ 'rộng cửa' để các doanh nghiệp tăng sức cạnh
Bỏ áp giá trần sữa: Bộ Công Thương có ‘cầm cương’ tốt?

Tuy nhiên, người tiêu dùng đang lo lắng về việc mặt hàng sữa sẽ loạn giá, còn giới chuyên gia thì cho rằng, việc giá sữa “nhảy múa” xuất phát từ việc quản lý.

"Theo dự thảo, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ tự xác định mức giá bán lẻ sữa đến người mua cuối cùng; đồng thời đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan nhà nước; triển khai giá bán này cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong toàn chuỗi phân phối trên cả nước.

Đúng theo tinh thần trên thì chỉ còn hơn chục ngày nữa (sau 31/3) việc áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ chấm dứt sau hơn 2 năm thực hiện. Trước diễn biến mới, tâm lý chung của nhiều người là lo lắng liệu giá sữa sẽ “nhảy múa” giống như thời điểm trước khi áp trần giá sữa và người tiêu dùng lại chịu thiệt?

Lo ngại tăng giá sữa

Khảo sát của phóng viên tại một số cửa hàng, siêu thị có bán mặt hàng sữa ngày 15/3, hầu hết các mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn được bày bán rất nhiều như: Friso, Grow plus, Similac, Optimum, Nuti IQ, Pedia plus, Enfamil, Nan, Dielac…, ít thấy sản phẩm “cháy hàng” trên các quầy kệ.

Về giá, các cửa hàng, siêu thị vẫn đang thực hiện bán thấp hơn giá trần. Ví dụ như tại Big C, giá trần 1 hộp sữa bột Dielac Alpha Step 3 (900 gram) dành cho trẻ từ 1-2 tuổi là 176.924 đồng còn giá bán đến tay người tiêu dùng là 175.900 đồng. Hay như mặt hàng sữa Dielac Pedia 2+ (900 gram) có mức giá trần 294.000 đồng, trong khi giá bán là 293.500 đồng.

Có thể thấy, trên thị trường hầu như chưa xuất hiện tình trạng găm hàng để chờ thời cơ tăng giá. Tuy nhiên, có một thực tế là các cửa hàng, siêu thị đều bán dưới giá trần song giá sữa ở mỗi điểm lại chênh nhau khá nhiều.

Chị Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, con chị đang uống sữa Morinaga của Nhật nhưng giá ở mỗi cửa hàng chị mua khá chênh nhau.

“Cùng một loại sữa tôi mua ở cửa hàng chuyên sữa chỉ có giá 490.000-495.000 đồng/hộp 850 gram nhưng nếu mua ở siêu thị thì giá cao hơn khoảng 40.000 đồng”, chị Mai cho hay.

Có thể thấy, việc áp giá trần đã phát huy được tác dụng nhất định trong việc bình ổn giá, hỗ trợ một số đối tượng sử dụng sữa và các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, biện pháp áp giá trần không phải là biện pháp quản lý tốt nhất.

Còn phía người tiêu dùng, nhất là những gia đình đang nuôi con nhỏ thì lại có chung một nỗi lo ngại giá sữa sẽ tăng.

Giá sữa “nhảy múa” hay không phụ thuộc khâu quản lý

Thực tế, lo lắng tăng giá sữa là có cơ sở bởi đã từng xảy ra hiện tượng loạn giá sữa trước đây. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, việc loạn giá sữa không bắt nguồn từ việc áp hay bỏ giá trần mà do khâu quản lý còn yếu kém.

Chuyên gia Ngô Trí Long bày tỏ sự đồng tình với quyết định bỏ giá trần của Bộ Công Thương bởi ông Long cho rằng, khi xác định có độc quyền thì mới áp giá trần, nếu xác định có độc quyền nhóm mua thì quy định giá sàn, độc quyền thuần túy thì quy định mức giá cụ thể. Tuy nhiên, khi chúng ta không xác định được việc có hay không doanh nghiệp có thị phần thống lĩnh mà áp giá trần là sai quy luật. Do đó, việc bỏ quy định áp giá trần là rất cần thiết để trả lại sự cạnh tranh cho thị trường.

"Với lo ngại tăng giá sữa, ông Long cho rằng, càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh thì sự cạnh tranh càng khốc liệt, từ đó tạo sức ép lên giá thành buộc doanh nghiệp phải giảm giá, doanh nghiệp nào bán giá cao thì người tiêu dùng sẽ không mua. Trong quá trình cạnh tranh nếu doanh nghiệp đẩy giá lên quá cao thì sẽ đánh mất lợi thế của mình.

Còn ông Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam cho rằng, sau khi bỏ giá trần, cần có biện pháp bình ổn giá, bảo vệ một số đối tượng tiêu thụ sản phẩm sữa. Giá sữa có “nhảy múa” hay không phụ thuộc vào khả năng quản lý, giám sát của Bộ Công Thương.

“Biện pháp quản lý hiệu quả nhất là nắm được đầu vào, công khai minh bạch niêm yết bán sản phẩm sữa, doanh nghiệp nhập khẩu bao nhiêu, giá cả bao nhiêu, giá thị trường, thuế, chi phí… Nếu Bộ Công Thương quản lý tốt thì sẽ nắm được vấn đề đó”, ông Quỳnh cho hay.

Hơn nữa, theo một số chuyên gia, trong Luật Giá cũng quy định, khi có những biến động đột xuất thì cơ quan chức năng có quyền kiểm tra giá thành sản phẩm. Đây chính là công cụ để cơ quan chức năng quản lý giá sữa, như vậy vừa có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà vẫn thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước.

Về phía doanh nghiệp, sau khi bỏ giá trần, về lý thuyết có thể xảy ra tình trạng giá sữa nhảy múa bởi doanh nghiệp được tự định giá. Tuy nhiên, bên cạnh việc đăng ký giá, doanh nghiệp còn phải tính tới yếu tố thị phần, phân khúc cạnh tranh.

thoibaonganhang.vn

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…