Bộ Công thương có quyết định mới về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu

Bộ Công thương vừa chính thức có Quyết định 1845/QĐ-BCT không gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu…

Theo Bộ Công thương, căn cứ Quyết định số 715/QĐ-BCT ngày 3/3/2020, về biện pháp tự vệ được áp dụng đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu. Trước khi biện pháp tự vệ hết hiệu lực, đơn vị này đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, xem xét việc gia hạn biện pháp hoặc không gia hạn biện pháp theo quy định của pháp luật.

Kết quả, Cơ quan điều tra đánh giá không tồn tại hiện tượng chênh lệch giá, kìm giá, ép giá giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, do đó Bộ Công Thương quyết định không gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu…

Như vậy, theo Quyết định 1845/QĐ-BCT vừa được ban hành từ ngày 7/9/2022, biện pháp tự vệ hết hạn, mức thuế về 0 đồng.

Bộ Công thương có quyết định mới về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu ảnh 1
Bộ Công thương có quyết định mới về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu

Trước đó, hồi tháng 10/2021, Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số một số sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu bởi đại diện ngành sản xuất trong nước gồm ba công ty: CTCP DAP- Vinachem, CTCP DAP số 2–Vinachem và CTCP hóa chất Đức Giang.

Sau khi thẩm định hồ sơ, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu.

Kết luận vụ việc, Bộ Công Thương cho biết hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ là phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp thuộc các mã HS như sau: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.

Các sản phẩm phân bón có một trong các thành phần có hàm lượng như sau sẽ được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ chính thức: Ni-tơ (N) < 7% ; Lân (P.05) < 30% và Ka-li (K,O) >3%.

Cơ quan điều tra đánh giá không tồn tại hiện tượng chênh lệch giá, kìm giá, ép giá giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, lượng nhập khẩu là hợp lý và bổ sung nguồn cung đang thiếu của ngành sản xuất trong nước. Do tình hình biến động chung trên thế giới, việc hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến vào Việt Nam sẽ ít có khả năng tái diễn trong thời gian tới.

Đồng thời, Cơ quan điều tra kết luận ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa chịu thiệt hại nghiêm trọng sau 5 năm áp dụng biện pháp tự vệ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...