Bộ Công thương đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4

Ngày 6/4, Bộ Công thương đã có văn bản báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo có kiểm soát trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bộ Công thương đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4

Theo đó, Bộ Công thương đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn. 

Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

Căn cứ cho đề xuất này, bộ cho biết, trong 02 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu gạo đạt khoảng 930.000 tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đến ngày 15/3/2020, xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng 370.000 tấn so với cuối tháng 2/2020.

Như vậy, bình quân mỗi ngày trong 15 ngày đầu tháng 3 xuất khẩu khoảng 25.000 tấn. Nếu xuất khẩu vẫn giữ nguyên tốc độ như 15 ngày đầu tháng 3, Quý I/2020 sẽ xuất khẩu gần 1,7 triệu tấn, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2019.

Bộ Công Thương đề xuất Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý số lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 thông qua cộng dồn và trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan hàng xuất khẩu.

Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính đôn đốc, chỉ đạo Vinafood 1 và các công ty thành viên ưu tiên ký ngay hợp đồng với số lượng đã trúng thầu tại các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực theo kết quả đấu thầu.

Chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không, nơi đã có đủ trang thiết bị nối mạng để Tổng cục Hải quan có thể theo dõi và phản ánh theo thời gian thực. 

20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất phải ký thỏa thuận với ít nhất là 01 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện theo thỏa thuận, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục, Bộ Công Thương được quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp. 

Như vậy trong kiến nghị, Bộ Công thương gần như giữ nguyên nội dung về xuất khẩu gạo so với đề xuất cách đây 1 tuần. Theo Bộ Công thương, các doanh nghiệp kiến nghị phương án xuất khẩu gạo có kiểm soát và vẫn đảm bảo sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

Đoàn liên ngành (do Bộ Công thương dẫn đầu) cũng đề xuất lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và 5 vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ được phép xuất khẩu của năm 2019.

Xem thêm

Xuất khẩu gạo đạt 1,73 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm

Xuất khẩu gạo đạt 1,73 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 đạt 651.000 tấn với giá trị đạt 285 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2019 ước đạt 4,01 triệu tấn với gi
Tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo

Tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan Mai Xuân Thành vừa ký công văn hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục CNTT&TKHQ, Cục Quản lý rủi ro và Cục Điều tra chống buôn lậu về vấn đề xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu gạo: Bài toán về giá và quyền lợi quốc gia

Xuất khẩu gạo: Bài toán về giá và quyền lợi quốc gia

Sự "lúng túng" của Bộ Công Thương về quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo khiến thị trường chịu nhiều biến động. Tuy nhiên, đây lại là bài học về việc quản lý thị trường và ứng phó với biến động thị trường trong thời kỳ khủng hoảng của dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...