Xuất khẩu gạo: Bài toán về giá và quyền lợi quốc gia

Sự "lúng túng" của Bộ Công Thương về quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo khiến thị trường chịu nhiều biến động. Tuy nhiên, đây lại là bài học về việc quản lý thị trường và ứng phó với biến động thị trường trong thời kỳ khủng hoảng của dịch bệnh.
Xuất khẩu gạo: Bài toán về giá và quyền lợi quốc gia

Thương Gia tóm lược diễn biến sự kiện như sau: Ngày 23/3, tại cuộc họp của thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lượng thực trong dịch Covid-19, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo.

Ngày 24/3, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hoả tốc yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức, kể từ 0 giờ ngày 24/03. Tuy nhiên, đến chiều 24/3, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lại có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng xin được tiếp tục xuất khẩu.

Sáng 25/3/2020, giải thích về quyết định này của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng thực hiện quyết định ngừng xuất khẩu gạo nói trên “để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như hàng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp”. Bộ Công Thương đề nghị việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục thực hiện bình thường.

Sự việc này thể hiện hai vấn đề đang gặp phải của thị trường gạo: khả năng kiểm soát sản lượng gạo dự trữ quốc gia của cơ quan có thẩm quyền và cách tăng giá trị thặng dư cho mặt hàng lương thực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Muốn thị trường thông thoáng hơn nhưng…

 Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, bà Văn Thị Minh Hoa – Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP. HCM, người từng có thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cho rằng, Nghị định 109/2010/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo (NĐ 109) đã từng giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ số liệu về lượng gạo dự trữ quốc gia.

Tuy nhiên, muốn thúc đẩy xuất khẩu gạo và tạo điều kiện thông thoáng cho thị trường mà quyết định này được thay thế bằng Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo (NĐ 107), áp dụng kể từ ngày 01/10/2018. Cũng vì thế mà số liệu chính xác về sản lượng gạo dự trữ khó có thể nắm bắt.

Theo NĐ 109 quy định “Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 (sáu) tháng trước đó. Nhưng tại NĐ 107, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chỉ phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó. Điều này làm giảm đến 50% lượng gạo dữ trữ hàng năm.

Cũng theo quy định tại NĐ 109, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất 01 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và có ít nhất 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Quy định này khiến nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không đạt yêu cầu. “Thời điểm đó, nhiều chủ doanh nghiệp chủ yếu mua gom “hàng xáo” của thương lái và chỉ khi nào có hợp đồng xuất khẩu thì mới thực hiện dự trữ gạo”, bà Hoa cho biết.

Có lẽ vì thế, tại NĐ 107, các tiêu chuẩn này đã không còn được “cụ thể hoá” mà kho thóc chỉ cần đảm bảo tiêu chí về chất lượng được quy định tại Thông tư 78/2019/TT-BTC (TT78) về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo dữ trữ quốc gia và kèm theo yêu cầu kho chứa phải có thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra (kiểm tra hàng ngày, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường theo quy định tại TT78 nói trên cũng tốn nhiều nhân lực và chi phí. Đó có thể là lý do mà theo bà Hoa, “nhiều doanh nghiệp tham gia dự trữ không có kho chuẩn và chất lượng gạo được dữ trữ cũng có thể không đảm bảo bởi nếu không thực hiện đảo kho, lúa gạo có thể mục hết”.

Trước vấn đề sẽ rà soát lại lượng gạo dữ trữ của doanh nghiệp và người nông dân kèm theo lo ngại về số liệu gạo dự trữ thực tế có thể ít hơn, bà Hoa cho rằng, điều này có thể xảy ra.

“Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp sẽ thu mua gạo rất nhanh để đáp ứng. Thời gian qua, Việt Nam được mùa nên lúa gạo trong dân và thương lái đang khá lớn. Nhưng tới đây, dịch bệnh và thiên tai đang tạo nên nhiều thách thức, chúng ta cần có phương án để ứng phó”, bà Hoa nhận định.

Đừng làm vuột mất cơ hội đàm phán

Trước đó, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) trao đổi trên báo Danviet.vn cho biết, theo kế hoạch sản xuất lúa của Bộ NNPTNT, tổng lượng gạo xuất khẩu vẫn đảm bảo đủ khoảng 6 - 6,5 triệu tấn. Nhưng vụ đông xuân do tác động của hạn mặn nên chỉ có 3 triệu tấn lúa hàng hóa.

Các doanh nghiệp cân đối thời điểm ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác để dàn trải lượng gạo xuất khẩu phù hợp từ tháng 4 đến tháng 12. “Việc này, chúng ta đã làm rất tốt trong vụ đông xuân vừa qua nên xuất khẩu gạo khởi sắc, nông dân cũng được lợi vì giá lúa cao. Dự kiến, cuối tháng 3, Bộ NNPTNT sẽ có khung thời vụ cho vụ hè thu và thu đông, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để đàm phán các hợp đồng xuất khẩu”, ông Tùng nói.

Ông Tùng cũng cho rằng, sản lượng xuất khẩu gạo đạt trên 7 triệu tấn khó có thể xảy ra. “Tính riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP.Hồ Chí Minh, nhu cầu gạo cho bữa ăn hàng ngày, chế biến, làm giống,... đã lên đến 1 triệu tấn, có nghĩa là cần đến 12 triệu tấn/năm. Vì vậy, việc đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu thụ trong nước là vô cùng quan trọng, để tránh rủi ro. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất hiện nay là ngành chức năng phải nắm rõ được số lượng các doanh nghiệp đã tham gia ký hợp đồng xuất khẩu, bởi nếu không, dễ dẫn đến hiện tượng tranh mua, không có lợi cho thị trường, lúc đó, nông dân là đối tượng chịu thiệt”, ông Tùng nói.

Vấn đền này cũng được bà Hoa nhìn nhận cùng chiều. Bà Hoa cho rằng, với những hợp đồng xuất khẩu đã đăng ký, cần rà soát để quyết định thực hiện hay dừng lại. Sản lượng gạo dữ trữ phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu. Nhà nước cần cân đối sản lượng dự trữ đủ dùng cho người dân.

"Nhưng quan trọng là quyền lợi quốc gia. Việt Nam đang bán gạo với giá thấp. Khi bán đúng thời điểm, gạo Việt Nam sẽ được giá, tạo thuận lợi cho sau này. Việc tạm dừng chính là tạo cơ hội để đàm phán giá bán. Theo thông thường, nếu ngừng cung ứng sẽ bị phạt hợp đồng nhưng trước thiên tai dịch hoạ, chúng ta hoàn toàn có quyền ngừng xuất khẩu mà không bị phạt. Quyết định của Bộ Công Thương, về cơ bản, đã làm rối chuyện vì họ không nắm được thực tế gạo dự trữ trong dân nên mới vậy”, bà Hoa phân tích.  

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…